Ngày 9/12, Liên minh châu Phi (AU) tuyên bố đình chỉ tư cách thành viên của Cote d'Ivoire cho tới khi Tổng thống mãn nhiệm nước này, ông Laurent Gbagbo chuyển giao quyền lực cho ông Alassane Ouattara, ứng cử viên mà AU coi là đã đắc cử Tổng thống Cote d'Ivoire trong cuộc bầu cử hôm 28/11.
Tuyên bố đưa ra cuối cuộc họp của Hội đồng Hòa bình và An ninh AU cho biết AU ủng hộ quyết định của Cộng đồng Kinh tế Tây Phi (ECOWAS) công nhận kết quả bỏ phiếu do Ủy ban bầu cử Cote d'Ivoire (IEC) công bố và được Đặc phái viên của Tổng thư ký Liên hợp quốc xác nhận, theo đó ông Ouattara đắc cử Tổng thống.
AU kêu gọi ông Gbagbo chấp nhận kết quả này và lập tức tạo điều kiện chuyển giao quyền lực cho Tổng thống đắc cử vì lợi ích tốt nhất của Cote d'Ivoire cũng như của toàn khu vực. AU cũng kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và các đối tác của AU tiếp tục ủng hộ các quyết định và nỗ lực của ECOWAS và AU.
Cùng ngày, Trợ lý ngoại trưởng Mỹ về các vấn đề châu Phi Johnnie Carson cho biết "Mỹ sẵn sàng áp đặt trừng phạt ông Gbagbo, gia đình ông và tất cả những người ủng hộ" cương vị Tổng thống của ông Gbagbo mà Washington coi là bất hợp pháp. Trong khi đó, một quan chức Nhà Trắng cho biết Tổng thống Mỹ Barack Obama đã gửi thư mời ông Gbagbo tới Nhà Trắng nếu ông này tôn trọng kết quả bầu cử.
Trong thư, ông Obama cũng cảnh báo sẽ ủng hộ các nỗ lực cô lập và trừng phạt ông Gbagbo trong trường hợp ông không từ chức. Chưa có phản hồi từ phía ông Gbagbo đối với bức thư này.
Tại Cote d'Ivoire, phái của ông Ouattara đã tự thành lập chính phủ và yêu cầu quân đội quốc gia công nhận ông là người đứng đầu nhà nước; đồng thời kêu gọi các quan chức và nhân viên nhà nước ngừng làm việc với chính phủ của ông Gbagbo.
Trong khi đó, Đặc phái viên Liên hợp quốc Choi Young-jin đến Cote d'Ivoire cùng ngày cho biết ông sẵn sàng đối thoại với ông Gbagbo. Trước đó, ông Choi đã có cuộc gặp kín với ông Ouattara.
Tranh cãi và xung đột bạo lực xung quanh cuộc bầu cử ở Cote d'Ivoire khiến dư luận lo ngại nguy cơ nội chiến tái diễn ở nước này.
Cote d'Ivoire là nước duy nhất ở châu Phi mời Liên hợp quốc tổ chức cuộc bầu cử tại nước này và đưa ra quyết định cuối cùng về kết quả kiểm phiếu. Đây là một phần thỏa thuận hòa bình mà ông Gbagbo đã ký./.
Tuyên bố đưa ra cuối cuộc họp của Hội đồng Hòa bình và An ninh AU cho biết AU ủng hộ quyết định của Cộng đồng Kinh tế Tây Phi (ECOWAS) công nhận kết quả bỏ phiếu do Ủy ban bầu cử Cote d'Ivoire (IEC) công bố và được Đặc phái viên của Tổng thư ký Liên hợp quốc xác nhận, theo đó ông Ouattara đắc cử Tổng thống.
AU kêu gọi ông Gbagbo chấp nhận kết quả này và lập tức tạo điều kiện chuyển giao quyền lực cho Tổng thống đắc cử vì lợi ích tốt nhất của Cote d'Ivoire cũng như của toàn khu vực. AU cũng kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và các đối tác của AU tiếp tục ủng hộ các quyết định và nỗ lực của ECOWAS và AU.
Cùng ngày, Trợ lý ngoại trưởng Mỹ về các vấn đề châu Phi Johnnie Carson cho biết "Mỹ sẵn sàng áp đặt trừng phạt ông Gbagbo, gia đình ông và tất cả những người ủng hộ" cương vị Tổng thống của ông Gbagbo mà Washington coi là bất hợp pháp. Trong khi đó, một quan chức Nhà Trắng cho biết Tổng thống Mỹ Barack Obama đã gửi thư mời ông Gbagbo tới Nhà Trắng nếu ông này tôn trọng kết quả bầu cử.
Trong thư, ông Obama cũng cảnh báo sẽ ủng hộ các nỗ lực cô lập và trừng phạt ông Gbagbo trong trường hợp ông không từ chức. Chưa có phản hồi từ phía ông Gbagbo đối với bức thư này.
Tại Cote d'Ivoire, phái của ông Ouattara đã tự thành lập chính phủ và yêu cầu quân đội quốc gia công nhận ông là người đứng đầu nhà nước; đồng thời kêu gọi các quan chức và nhân viên nhà nước ngừng làm việc với chính phủ của ông Gbagbo.
Trong khi đó, Đặc phái viên Liên hợp quốc Choi Young-jin đến Cote d'Ivoire cùng ngày cho biết ông sẵn sàng đối thoại với ông Gbagbo. Trước đó, ông Choi đã có cuộc gặp kín với ông Ouattara.
Tranh cãi và xung đột bạo lực xung quanh cuộc bầu cử ở Cote d'Ivoire khiến dư luận lo ngại nguy cơ nội chiến tái diễn ở nước này.
Cote d'Ivoire là nước duy nhất ở châu Phi mời Liên hợp quốc tổ chức cuộc bầu cử tại nước này và đưa ra quyết định cuối cùng về kết quả kiểm phiếu. Đây là một phần thỏa thuận hòa bình mà ông Gbagbo đã ký./.
(TTXVN/Vietnam+)