Thượng viện Australia ngày 10/11 đã thông qua luật cấm các công ty thuốc lá in nhãn hiệu của mình lên bao thuốc, được coi là bước cuối cùng để những quy định mới bắt đầu có hiệu lực.
Thay vì nhãn hiệu quen thuộc và bắt mắt của các công ty thuốc lá, các bao thuốc bày bán ở "xứ sở chuột túi" sẽ chỉ được phép có một màu xanh ôliu đơn điệu và in rõ hình ảnh cảnh báo các tác hại của thuốc lá.
Trước đó, Hạ viện Australia đã thông qua đạo luật này, nhưng sau đó lại được Thượng viện sửa đổi nên theo thủ tục phải quay lại Hạ viện để biểu quyết lần chót trong vòng hai tuần tới. Dự kiến luật này sẽ dễ dàng được Hạ viện thông qua trước khi bắt đầu có hiệu lực vào tháng 12/2012.
Phản ứng về quyết định trên, các công ty thuốc lá trong và ngoài nước, bao gồm cả các tập đoàn lớn như British American Tobacco, Imperial Tobacco và Philip Morris, cho biết sẽ phát đơn kiện.
Một phát ngôn viên của ngành kỹ nghệ thuốc lá cảnh báo rằng Chính phủ Australia có lẽ sẽ phải tốn kém rất nhiều để bảo lưu luật này.
Một số nước như Cộng hoà Dominican, Nicaragua và Ukraine cũng đang vận động chống lại đạo luật trên của Australia và thậm chí đe doạ kiện lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Tuy nhiên, Chính phủ Australia tỏ ra rất kiên quyết và không hề nao núng.
Bộ trưởng Y tế Nicola Roxon nói: "Không phải chúng tôi sẽ không làm gì vì các công ty thuốc lá dọa đưa ra tòa. Luật này sẽ cho nước chúng ta cơ hội tốt nhất để duy trì số người hút thuốc lá thấp nhất, và đương nhiên, điều này đồng nghĩa với việc cứu được nhiều sinh mạng và nhiều gia đình sẽ không phải đau buồn khi phải vĩnh biệt người thân vì những lý do liên quan đến hút thuốc lá."
Australia là nước đầu tiên ban hành luật này đối với các công ty thuốc lá. Trước đó, Australia đã ban hành lệnh cấm quảng cáo thuốc lá, cấm hút thuốc lá ở các toà nhà công cộng và cấm bày bán thuốc lá tại những khu vực "bắt mắt" trong các cửa hàng. Luật pháp một số bang quy định hút thuốc lá trong xe ô tô là bất hợp pháp nếu có trẻ em trên xe.
Chính phủ Australia muốn cắt giảm số người hút thuốc lá từ 15% dân số hiện nay xuống còn 10% vào năm 2018. Ngành y tế cho biết thuốc lá là thủ phạm giết chết 15.000 người Australia mỗi năm, với tổng chi phí về mặt xã hội và y tế lên đến 32 tỷ AUD.
Thị trường thuốc lá tại Australia mang lại nguồn thu khoảng 10 tỷ AUD trong năm 2009, tăng so với doanh thu 8,3 tỷ AUD của năm 2008. Cho dù thói quen hút thuốc đang có xu hướng giảm dần, nhưng mỗi năm ước tính có khoảng 22 tỷ điếu thuốc lá được bán ra tại nước này.
Năm 2005, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã kêu kêu gọi các nước xem xét không in nhãn mác lên các bao thuốc lá. Số liệu của WHO cho thấy ước tính hơn 1 tỷ người trên thế giới thường xuyên hút thuốc lá, trong đó 80% sinh sống ở các nước nghèo.
Giới phân tích cho biết các công ty thuốc lá lo ngại làn sóng "để trần" bao thuốc lá có thể lan sang các thị trường quan trọng đang nổi lên như Brazil, Nga và Indonesia, đe doạ sự tăng trưởng của loại hình kinh doanh "béo bở" này./.
Thay vì nhãn hiệu quen thuộc và bắt mắt của các công ty thuốc lá, các bao thuốc bày bán ở "xứ sở chuột túi" sẽ chỉ được phép có một màu xanh ôliu đơn điệu và in rõ hình ảnh cảnh báo các tác hại của thuốc lá.
Trước đó, Hạ viện Australia đã thông qua đạo luật này, nhưng sau đó lại được Thượng viện sửa đổi nên theo thủ tục phải quay lại Hạ viện để biểu quyết lần chót trong vòng hai tuần tới. Dự kiến luật này sẽ dễ dàng được Hạ viện thông qua trước khi bắt đầu có hiệu lực vào tháng 12/2012.
Phản ứng về quyết định trên, các công ty thuốc lá trong và ngoài nước, bao gồm cả các tập đoàn lớn như British American Tobacco, Imperial Tobacco và Philip Morris, cho biết sẽ phát đơn kiện.
Một phát ngôn viên của ngành kỹ nghệ thuốc lá cảnh báo rằng Chính phủ Australia có lẽ sẽ phải tốn kém rất nhiều để bảo lưu luật này.
Một số nước như Cộng hoà Dominican, Nicaragua và Ukraine cũng đang vận động chống lại đạo luật trên của Australia và thậm chí đe doạ kiện lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Tuy nhiên, Chính phủ Australia tỏ ra rất kiên quyết và không hề nao núng.
Bộ trưởng Y tế Nicola Roxon nói: "Không phải chúng tôi sẽ không làm gì vì các công ty thuốc lá dọa đưa ra tòa. Luật này sẽ cho nước chúng ta cơ hội tốt nhất để duy trì số người hút thuốc lá thấp nhất, và đương nhiên, điều này đồng nghĩa với việc cứu được nhiều sinh mạng và nhiều gia đình sẽ không phải đau buồn khi phải vĩnh biệt người thân vì những lý do liên quan đến hút thuốc lá."
Australia là nước đầu tiên ban hành luật này đối với các công ty thuốc lá. Trước đó, Australia đã ban hành lệnh cấm quảng cáo thuốc lá, cấm hút thuốc lá ở các toà nhà công cộng và cấm bày bán thuốc lá tại những khu vực "bắt mắt" trong các cửa hàng. Luật pháp một số bang quy định hút thuốc lá trong xe ô tô là bất hợp pháp nếu có trẻ em trên xe.
Chính phủ Australia muốn cắt giảm số người hút thuốc lá từ 15% dân số hiện nay xuống còn 10% vào năm 2018. Ngành y tế cho biết thuốc lá là thủ phạm giết chết 15.000 người Australia mỗi năm, với tổng chi phí về mặt xã hội và y tế lên đến 32 tỷ AUD.
Thị trường thuốc lá tại Australia mang lại nguồn thu khoảng 10 tỷ AUD trong năm 2009, tăng so với doanh thu 8,3 tỷ AUD của năm 2008. Cho dù thói quen hút thuốc đang có xu hướng giảm dần, nhưng mỗi năm ước tính có khoảng 22 tỷ điếu thuốc lá được bán ra tại nước này.
Năm 2005, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã kêu kêu gọi các nước xem xét không in nhãn mác lên các bao thuốc lá. Số liệu của WHO cho thấy ước tính hơn 1 tỷ người trên thế giới thường xuyên hút thuốc lá, trong đó 80% sinh sống ở các nước nghèo.
Giới phân tích cho biết các công ty thuốc lá lo ngại làn sóng "để trần" bao thuốc lá có thể lan sang các thị trường quan trọng đang nổi lên như Brazil, Nga và Indonesia, đe doạ sự tăng trưởng của loại hình kinh doanh "béo bở" này./.
Đoàn Hùng/Sydney (Vietnam+)