Ngày 2/6, tại Hà Nội, Tổng cục Dạy nghề thuộc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, đã cùng Cơ quan Giáo dục quốc tế Australia (Đại sứ quán Australia) tổ chức hội thảo về liên thông đào tạo nghề các cấp.
Việc đào tạo nghề cho người lao động, giúp họ rèn kỹ năng và nâng cao tay nghề là rất quan trọng. Đây chính là một trong những yếu tố tăng cường khả năng cạnh tranh của mỗi quốc gia. Một thực tế là có một tỷ lệ nhất định trong số những người lao động có trình độ trung cấp và cao đẳng nghề muốn được học tiếp lên đại học. Australia lại là một quốc gia có nhiều kinh nghiệm thành công trong lĩnh vực này và đã được nhiều nước ứng dụng.
Hội thảo nhằm giúp Việt Nam học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm của Australia về việc đào tạo liên thông lên đại học, đồng thời tạo cơ hội để Australia hiểu rõ hơn những thách thức mà Việt Nam đang phải đương đầu trong quá trình cải cách hệ thống giáo dục, giúp hai bên cùng có thể xác định những lĩnh vực có thể hợp tác trong tương lai.
Các đại biểu dự hội thảo đã nghe các báo cáo về hệ thống đào tạo nghề hiện nay của Australia như các lĩnh vực, khung bằng cấp, khung chất lượng đào tạo, quản lý nhà nước; kinh nghiệm của Australia về đào tạo liên thông: liên thông tín chỉ, việc công nhận các học phần, quan hệ hợp tác giữa trường Deakin và Charles Sturt, các cơ sở doanh nghiệp kép.
Những kinh nghiệm cụ thể về đào tạo liên thông từ cao đẳng kinh doanh lên đại học; kinh nghiệm quốc tế về đào tạo liên thông; các tình huống của Australia trong đào tạo nghề liên thông; chính sách hiện nay và cơ hội mới tại Australia trong đào tạo nghề… cũng đã được giới thiệu tại hội thảo.
Các chuyên gia trường Đại học Queenlands (Australia) và Tổng cục dạy nghề còn phối hợp nghiên cứu, khảo sát và trình bày tại hội thảo về thực trạng đào tạo nghề và đề xuất về liên thông đào tạo từ cao đẳng dạy nghề lên đại học tại Việt Nam.
Các đại biểu dự hội thảo đều cho rằng việc đào tạo liên thông từ cao đẳng nghề lên đại học là cần thiết, cho phép sinh viên tiếp tục quá trình học tập và mang lại lợi ích cho nhiều đối tượng: sinh viên, các nhà tuyển dụng, các nền công nghiệp và rộng hơn là nền kinh tế. Hội thảo đã đóng góp sự hiểu biết của mỗi quốc gia trong việc phát triển hệ thống để mang lại nền giáo dục chất lượng cao, đáp ứng sự thay đổi của ngành công nghiệp, kinh tế-xã hội…/.
Việc đào tạo nghề cho người lao động, giúp họ rèn kỹ năng và nâng cao tay nghề là rất quan trọng. Đây chính là một trong những yếu tố tăng cường khả năng cạnh tranh của mỗi quốc gia. Một thực tế là có một tỷ lệ nhất định trong số những người lao động có trình độ trung cấp và cao đẳng nghề muốn được học tiếp lên đại học. Australia lại là một quốc gia có nhiều kinh nghiệm thành công trong lĩnh vực này và đã được nhiều nước ứng dụng.
Hội thảo nhằm giúp Việt Nam học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm của Australia về việc đào tạo liên thông lên đại học, đồng thời tạo cơ hội để Australia hiểu rõ hơn những thách thức mà Việt Nam đang phải đương đầu trong quá trình cải cách hệ thống giáo dục, giúp hai bên cùng có thể xác định những lĩnh vực có thể hợp tác trong tương lai.
Các đại biểu dự hội thảo đã nghe các báo cáo về hệ thống đào tạo nghề hiện nay của Australia như các lĩnh vực, khung bằng cấp, khung chất lượng đào tạo, quản lý nhà nước; kinh nghiệm của Australia về đào tạo liên thông: liên thông tín chỉ, việc công nhận các học phần, quan hệ hợp tác giữa trường Deakin và Charles Sturt, các cơ sở doanh nghiệp kép.
Những kinh nghiệm cụ thể về đào tạo liên thông từ cao đẳng kinh doanh lên đại học; kinh nghiệm quốc tế về đào tạo liên thông; các tình huống của Australia trong đào tạo nghề liên thông; chính sách hiện nay và cơ hội mới tại Australia trong đào tạo nghề… cũng đã được giới thiệu tại hội thảo.
Các chuyên gia trường Đại học Queenlands (Australia) và Tổng cục dạy nghề còn phối hợp nghiên cứu, khảo sát và trình bày tại hội thảo về thực trạng đào tạo nghề và đề xuất về liên thông đào tạo từ cao đẳng dạy nghề lên đại học tại Việt Nam.
Các đại biểu dự hội thảo đều cho rằng việc đào tạo liên thông từ cao đẳng nghề lên đại học là cần thiết, cho phép sinh viên tiếp tục quá trình học tập và mang lại lợi ích cho nhiều đối tượng: sinh viên, các nhà tuyển dụng, các nền công nghiệp và rộng hơn là nền kinh tế. Hội thảo đã đóng góp sự hiểu biết của mỗi quốc gia trong việc phát triển hệ thống để mang lại nền giáo dục chất lượng cao, đáp ứng sự thay đổi của ngành công nghiệp, kinh tế-xã hội…/.
Phúc Hằng (TTXVN/Vietnam+)