Từ ngày 14/9 đến 8/10, các chuyên gia của Ba Lan đã tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực bảo tồn di tích cho các cán bộ kỹ thuật làm công tác trùng tu di tích ở Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng miền Trung, Công ty Cổ phần Tu bổ Di tích và Thiết bị văn hóa Trung ương chi nhánh miền Trung.
Ba Lan là một trong những quốc gia có nền khoa học công nghệ về bảo tồn và trùng tu di tích tiên tiến không chỉ ở châu Âu mà còn nổi tiếng cả thế giới.
Các chuyên gia của Ba Lan đã tham gia vào các dự án trọng điểm ở nhiều nơi như Ai Cập và châu Mỹ Latinh. Ba Lan còn là một trong những nước có kinh nghiệm trong kỹ thuật bảo tồn và phục hồi di tích từ vật liệu đá, gạch và vữa truyền thống. Ở Huế, các chuyên gia Ba Lan từng có kinh nghiệm qua quá trình thực tế trùng tu một số di tích của Cố đô Huế như Điện Long An, Bia thị học Quốc tử giám.
Tại lớp tập huấn, các chuyên gia cùng các học viên cùng nhau thực hiện các công đoạn của quá trình trùng tu di tích như vệ sinh di tích theo phương pháp khoa học, sửa chữa các lỗi khi phục hồi di tích, tìm hiểu các dấu vết để khắc phục một cách chi tiết, tỷ mỉ…với mục đích là phát huy tối đa giá trị của di tích.
Năm 2011, Ba Lan kết thúc dự án trùng tu Bia Thị học Quốc tử giám - Huế, với tổng nguồn vốn tài trợ 18.700 USD; đồng thời đang triển khai trùng tu công trình Linh Tinh Môn, với nguồn vốn tài trợ 25.497 USD.
Trước đó, kể từ năm 1981, sau khi UNESCO phát động cuộc vận động quốc tế nhằm bảo vệ di tích Huế, Ba Lan là một trong những nước đầu tiên cử chuyên gia bảo tồn quốc tế đến giúp Huế.
Riêng từ năm 1996 đến nay, Chính phủ Ba Lan đã dành cho khu di sản Huế nhiều dự án đáng kể, như dự án bảo tồn trùng tu di tích Thế Tổ Miếu (1996-1997), tổng tài trợ 900.000 USD; khảo sát và lập dự án trùng tu nhà Tả Vu, với tổng số vốn tài trợ 40.000 USD./.
Ba Lan là một trong những quốc gia có nền khoa học công nghệ về bảo tồn và trùng tu di tích tiên tiến không chỉ ở châu Âu mà còn nổi tiếng cả thế giới.
Các chuyên gia của Ba Lan đã tham gia vào các dự án trọng điểm ở nhiều nơi như Ai Cập và châu Mỹ Latinh. Ba Lan còn là một trong những nước có kinh nghiệm trong kỹ thuật bảo tồn và phục hồi di tích từ vật liệu đá, gạch và vữa truyền thống. Ở Huế, các chuyên gia Ba Lan từng có kinh nghiệm qua quá trình thực tế trùng tu một số di tích của Cố đô Huế như Điện Long An, Bia thị học Quốc tử giám.
Tại lớp tập huấn, các chuyên gia cùng các học viên cùng nhau thực hiện các công đoạn của quá trình trùng tu di tích như vệ sinh di tích theo phương pháp khoa học, sửa chữa các lỗi khi phục hồi di tích, tìm hiểu các dấu vết để khắc phục một cách chi tiết, tỷ mỉ…với mục đích là phát huy tối đa giá trị của di tích.
Năm 2011, Ba Lan kết thúc dự án trùng tu Bia Thị học Quốc tử giám - Huế, với tổng nguồn vốn tài trợ 18.700 USD; đồng thời đang triển khai trùng tu công trình Linh Tinh Môn, với nguồn vốn tài trợ 25.497 USD.
Trước đó, kể từ năm 1981, sau khi UNESCO phát động cuộc vận động quốc tế nhằm bảo vệ di tích Huế, Ba Lan là một trong những nước đầu tiên cử chuyên gia bảo tồn quốc tế đến giúp Huế.
Riêng từ năm 1996 đến nay, Chính phủ Ba Lan đã dành cho khu di sản Huế nhiều dự án đáng kể, như dự án bảo tồn trùng tu di tích Thế Tổ Miếu (1996-1997), tổng tài trợ 900.000 USD; khảo sát và lập dự án trùng tu nhà Tả Vu, với tổng số vốn tài trợ 40.000 USD./.
Quốc Việt (TTXVN/Vietnam+)