Siêu bão Sandy đổ bộ vào các bang bờ Đông nước Mỹ đã khiến ba lò phản ứng hạt nhân của nước này phải ngừng hoạt động trong hai ngày 29-30/10 do gặp sự cố về mạng lưới điện và các hệ thống làm mát.
Công ty Điện lực hạt nhân PSEG ở bang New Jersey đã quyết định đóng cửa lò phản ứng Salem số 1 ở khu vực sông Delaware sau khi phát hiện 4/6 máy bơm lưu thông nước không hoạt động.
Giới chức nhà máy cho rằng có thể bão Sandy cuốn theo bùn đất, rác thải đã làm hư hỏng hệ thống làm mát của lò phản ứng nói trên. Trước đó, ngày 14/10, lò phản ứng hạt nhân Salem số 2 cũng đã tạm ngừng hoạt động để tiếp nhiên liệu.
Ở New York, hai lò phản ứng hạt nhân khác cũng tạm ngừng hoạt động là lò phản ứng Nine Mile Point số 1 ở khu vực Scriba và lò phản ứng Indian Point số 3 của Công ty Điện lực Entergy ở khu vực Buchanan.
Theo Ủy ban Điều phối hạt nhân Mỹ, nguyên nhân khiến hai lò phản ứng hạt nhân này tạm ngừng hoạt động là do các vấn đề về mạng điện ngoài. Đánh giá ban đầu cho thấy các sự cố này không gây ảnh hưởng tới các công nhân cũng như người dân sống các khu vực gần đó.
Trước đó cùng ngày, nhà máy điện hạt nhân Oyster Creek ở New Jersey cũng đã tuyên bố báo động sau khi mưa bão vượt quá giới hạn cho phép song vẫn chưa đến mức nguy hiểm.
[Mỹ tuyên bố "thảm họa nghiêm trọng" do bão Sandy]
Cùng ngày, Sàn chứng khoán New York (NYSE) thông báo sẽ mở cửa trở lại sau hai ngày tạm ngừng hoạt động do ảnh hưởng của siêu bão Sandy. Dự kiến phiên giao dịch đầu tiên sẽ diễn ra như thường lệ vào lúc 9 giờ 30 phút sáng 31/10 (giờ địa phương) và "hoạt động hết công suất" trong bối cảnh tình trạng lũ lụt và mất điện khiến trung tâm tài chính New York lao đao. Các nhân viên của sàn đang làm việc tích cực để đảm bảo rằng phiên giao dịch sắp tới diễn ra suôn sẻ.
Cũng trong ngày 30/10, tại Phòng Tình huống của Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có cuộc họp trực truyến với Phó Tổng thống Joseph Biden, Bộ trưởng An ninh Nội địa Janet Napolitano và người đứng đầu Cơ quan Quản lý tình trạng khẩn cấp liên bang Craig Fugate cùng các quan chức cấp cao trong chính phủ về các diễn biến mới nhất của siêu bão Sandy.
Thông báo của Nhà Trắng cho biết Tổng thống Obama đã chỉ thị chính quyền liên bang dành ưu tiên số một, đảm bảo cung cấp mọi nguồn lực cho các bang bị ảnh hưởng càng sớm càng tốt, đồng thời xác định và tháo gỡ mọi khó khăn và vấn đề có thể phát sinh.
Trong khi đó, giới chức Mỹ cho biết số người thiệt mạng do bão Sandy tại Mỹ và Canađa đã lên tới 43 người, và đây chưa phải là con số cuối cùng do nhiều người vẫn đang mất tích. Nếu tính cả 67 người bị thiệt mạng ở các nước vùng Caribe, tổng số người bị thiệt mạng trong cơn bão này là 110 người.
Về mặt kinh tế, công ty IHS Global Insight cho rằng thiệt hại tại Mỹ do bão Sandy gây ra có thể lên tới 50 tỷ USD, trong đó các ngành bán lẻ, hàng không và xây dựng bị tác động nặng nề nhất./.
Công ty Điện lực hạt nhân PSEG ở bang New Jersey đã quyết định đóng cửa lò phản ứng Salem số 1 ở khu vực sông Delaware sau khi phát hiện 4/6 máy bơm lưu thông nước không hoạt động.
Giới chức nhà máy cho rằng có thể bão Sandy cuốn theo bùn đất, rác thải đã làm hư hỏng hệ thống làm mát của lò phản ứng nói trên. Trước đó, ngày 14/10, lò phản ứng hạt nhân Salem số 2 cũng đã tạm ngừng hoạt động để tiếp nhiên liệu.
Ở New York, hai lò phản ứng hạt nhân khác cũng tạm ngừng hoạt động là lò phản ứng Nine Mile Point số 1 ở khu vực Scriba và lò phản ứng Indian Point số 3 của Công ty Điện lực Entergy ở khu vực Buchanan.
Theo Ủy ban Điều phối hạt nhân Mỹ, nguyên nhân khiến hai lò phản ứng hạt nhân này tạm ngừng hoạt động là do các vấn đề về mạng điện ngoài. Đánh giá ban đầu cho thấy các sự cố này không gây ảnh hưởng tới các công nhân cũng như người dân sống các khu vực gần đó.
Trước đó cùng ngày, nhà máy điện hạt nhân Oyster Creek ở New Jersey cũng đã tuyên bố báo động sau khi mưa bão vượt quá giới hạn cho phép song vẫn chưa đến mức nguy hiểm.
[Mỹ tuyên bố "thảm họa nghiêm trọng" do bão Sandy]
Cùng ngày, Sàn chứng khoán New York (NYSE) thông báo sẽ mở cửa trở lại sau hai ngày tạm ngừng hoạt động do ảnh hưởng của siêu bão Sandy. Dự kiến phiên giao dịch đầu tiên sẽ diễn ra như thường lệ vào lúc 9 giờ 30 phút sáng 31/10 (giờ địa phương) và "hoạt động hết công suất" trong bối cảnh tình trạng lũ lụt và mất điện khiến trung tâm tài chính New York lao đao. Các nhân viên của sàn đang làm việc tích cực để đảm bảo rằng phiên giao dịch sắp tới diễn ra suôn sẻ.
Cũng trong ngày 30/10, tại Phòng Tình huống của Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có cuộc họp trực truyến với Phó Tổng thống Joseph Biden, Bộ trưởng An ninh Nội địa Janet Napolitano và người đứng đầu Cơ quan Quản lý tình trạng khẩn cấp liên bang Craig Fugate cùng các quan chức cấp cao trong chính phủ về các diễn biến mới nhất của siêu bão Sandy.
Thông báo của Nhà Trắng cho biết Tổng thống Obama đã chỉ thị chính quyền liên bang dành ưu tiên số một, đảm bảo cung cấp mọi nguồn lực cho các bang bị ảnh hưởng càng sớm càng tốt, đồng thời xác định và tháo gỡ mọi khó khăn và vấn đề có thể phát sinh.
Trong khi đó, giới chức Mỹ cho biết số người thiệt mạng do bão Sandy tại Mỹ và Canađa đã lên tới 43 người, và đây chưa phải là con số cuối cùng do nhiều người vẫn đang mất tích. Nếu tính cả 67 người bị thiệt mạng ở các nước vùng Caribe, tổng số người bị thiệt mạng trong cơn bão này là 110 người.
Về mặt kinh tế, công ty IHS Global Insight cho rằng thiệt hại tại Mỹ do bão Sandy gây ra có thể lên tới 50 tỷ USD, trong đó các ngành bán lẻ, hàng không và xây dựng bị tác động nặng nề nhất./.
(TTXVN)