Theo Phó giáo sư-tiến sĩ Bùi Văn Tiến, Vụ trưởng Vụ Đào tạo (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), mặc dù Việt Nam đã đạt được một số thành tựu trong lĩnh vực đào tạo văn hóa, nghệ thuật, nhưng việc phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng tài năng trẻ vẫn còn nhiều hạn chế và chưa rõ nét.
Cụ thể, các đơn vị đào tạo bình quân, đồng loạt như nhau trong một chương trình mang tính thông thường, chưa có phương thức tích cực và chủ động xây dựng kế hoạch, biện pháp, chính sách, cơ chế quản lý thích hợp và đồng bộ cho đào tạo, bồi dưỡng tài năng trẻ.
Thêm vào đó, việc bố trí sử dụng và theo dõi sự phát triển của tài năng sau giai đoạn đào tạo chưa thực sự được quan tâm. Nhiều em có năng khiếu nghệ thuật từ nhỏ, được phát hiện nhưng chưa có những cơ chế đầu tư cụ thể cho đào tạo, bồi dưỡng tài năng trẻ, dẫn đến tài năng bị thui chột.
Nhiều tổ chức quốc tế đầu tư cho các tài năng trẻ đi học ở nước ngoài, nhưng sau khi được đào tạo, một số em đã không trở về nước.
Tại hội thảo "Thực trạng và giải pháp phát hiện, đào tạo và phát triển tài năng trẻ văn hóa nghệ thuật” tại Đà Nẵng ngày 27/6, với sự tham gia của 34 đơn vị đào tạo văn hóa nghệ thuật trong cả nước, các đại biểu đã bàn các cách thức để phát hiện các tài năng trẻ trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật; đề xuất các phương thức đào tạo, bồi dưỡng tài năng trẻ đối với từng nhóm ngành.
Các đại biểu cũng đề xuất ý kiến về cơ chế chính sách đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng tài năng trẻ; chế độ chính sách đối với tài năng trẻ và việc sử dụng tài năng trẻ; đầu tư kinh phí và các trang thiết bị phục vụ cho công tác đào tạo tài năng trẻ...
Nhiều giải pháp về phát hiện, đào tạo và phát triển tài năng trẻ văn hóa nghệ thuật được đưa ra tại hội thảo như cần tiếp tục xây dựng đội ngũ giáo sư, tiến sĩ đáp ứng nhu cầu đào tạo tài năng trẻ trên toàn quốc; Nhà nước cần ban hành các chính sách đãi ngộ thích đáng đối với những người làm công tác đào tạo tài năng trẻ.
Cùng với việc cần đổi mới quy trình đào tạo nhằm thực hiện học đi đôi với hành; mở rộng tuyển sinh để lựa chọn được nhiều học sinh có năng khiếu, các đơn vị văn hóa nghệ thuật cho rằng các cơ sở đào tạo cũng cần đổi mới phương pháp học tập cho học sinh, sinh viên./.
Cụ thể, các đơn vị đào tạo bình quân, đồng loạt như nhau trong một chương trình mang tính thông thường, chưa có phương thức tích cực và chủ động xây dựng kế hoạch, biện pháp, chính sách, cơ chế quản lý thích hợp và đồng bộ cho đào tạo, bồi dưỡng tài năng trẻ.
Thêm vào đó, việc bố trí sử dụng và theo dõi sự phát triển của tài năng sau giai đoạn đào tạo chưa thực sự được quan tâm. Nhiều em có năng khiếu nghệ thuật từ nhỏ, được phát hiện nhưng chưa có những cơ chế đầu tư cụ thể cho đào tạo, bồi dưỡng tài năng trẻ, dẫn đến tài năng bị thui chột.
Nhiều tổ chức quốc tế đầu tư cho các tài năng trẻ đi học ở nước ngoài, nhưng sau khi được đào tạo, một số em đã không trở về nước.
Tại hội thảo "Thực trạng và giải pháp phát hiện, đào tạo và phát triển tài năng trẻ văn hóa nghệ thuật” tại Đà Nẵng ngày 27/6, với sự tham gia của 34 đơn vị đào tạo văn hóa nghệ thuật trong cả nước, các đại biểu đã bàn các cách thức để phát hiện các tài năng trẻ trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật; đề xuất các phương thức đào tạo, bồi dưỡng tài năng trẻ đối với từng nhóm ngành.
Các đại biểu cũng đề xuất ý kiến về cơ chế chính sách đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng tài năng trẻ; chế độ chính sách đối với tài năng trẻ và việc sử dụng tài năng trẻ; đầu tư kinh phí và các trang thiết bị phục vụ cho công tác đào tạo tài năng trẻ...
Nhiều giải pháp về phát hiện, đào tạo và phát triển tài năng trẻ văn hóa nghệ thuật được đưa ra tại hội thảo như cần tiếp tục xây dựng đội ngũ giáo sư, tiến sĩ đáp ứng nhu cầu đào tạo tài năng trẻ trên toàn quốc; Nhà nước cần ban hành các chính sách đãi ngộ thích đáng đối với những người làm công tác đào tạo tài năng trẻ.
Cùng với việc cần đổi mới quy trình đào tạo nhằm thực hiện học đi đôi với hành; mở rộng tuyển sinh để lựa chọn được nhiều học sinh có năng khiếu, các đơn vị văn hóa nghệ thuật cho rằng các cơ sở đào tạo cũng cần đổi mới phương pháp học tập cho học sinh, sinh viên./.
Dương Vương Lợi (TTXVN/Vietnam+)