Ngày 7/6, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị bàn giao cơ sở dữ liệu nền địa lý và bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000 cho 5 tỉnh Tây Nguyên (Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nông, Lâm Đồng).
Năm 2008, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phê duyệt thiết kế kỹ thuật-dự toán “thành lập cơ sở dữ liệu nền thông tin địa lý ở tỷ lệ 1/10.000 gắn với mô hình số độ cao khu vực các tỉnh Tây Nguyên” và giao cho Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam chịu trách nhiệm triển khai công trình này.
Đến nay, hai thiết kế kỹ thuật-dự toán đã hoàn thành, các sản phẩm của công trình như các thông số cơ bản đã kiểm tra, nghiệm thu theo đúng quy định. Cơ sở dữ liệu nền địa lý tỷ lệ 1/10.000 gắn với mô hình số độ cao khu vực các tỉnh Tây Nguyên được xây dựng trong phạm vi địa giới hành chính 5 tỉnh Tây Nguyên gồm 1.229 mảnh bản đồ 1/10.000.
Tuy nhiên do khu vực địa hình có độ cao, độ dốc thay đổi phức tạp nên mô hình số độ cao cho khu vực được xây dựng ở 2 loại: Khu vực có độ dốc không lớn được xây dựng mô hình số với đường đồng mức 5 mét, độ chính xác 2.5 mét, trên diện tích 1.065 mảnh bản đồ 1/10.000. Khu vực chuyển tiếp địa hình, có độ dốc lớn, được xây dựng mô hình số với đường đồng mức 10 mét, độ chính xác 5 mét, trên diện tích 118 mảnh bản đồ 1/10.000.
Cơ sở dữ liệu nền thông tin địa lý ở tỷ lệ 1/10.000 khu vực Tây Nguyên được thành lập theo công nghệ sử dụng sản phẩm bản đồ địa hình lập từ năm 2005 kết hợp với điền vẽ bổ sung, sử dụng công nghệ thông tin địa lý trên cơ sở áp dụng các quy định của Chuẩn thông tin địa lý cơ sở quốc gia.
Công trình có các sản phẩm chính như cơ sở dữ liệu nền thông tin địa lý ở tỷ lệ 1/10.000, đóng gói theo đơn vị hành chính tỉnh 5 gói, theo khuôn dạng GIS (phổ biến nhất hiện nay là Geodatabase ESRI, đọc bằng phần mềm ARCGIS phiên bản 9x), dạng số được lưu trữ theo đơn vị mảnh, mỗi mảnh bao gồm 7 file khuôn dạng*.dgn, bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000 dạng in trên giấy...
Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã xây dựng quy trình khai thác, sử dụng các sản phẩm như khai thác, sử dụng lập cơ sở dữ liệu nền thông tin địa lý, khai thác sử dụng bản đồ địa hình, cập nhật cơ sở dữ liệu...
Việc bàn giao cơ sở dữ liệu nền thông tin địa lý và bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000 nhằm tạo điều kiện cho các tỉnh Tây Nguyên khai thác triệt để, đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn.
Theo đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường, đây là một bộ cơ sở dữ liệu nền thông tin địa lý lần đầu tiên được xây dựng theo tiêu chuẩn của ngành đo đạc bản đồ Việt Nam. Đây cũng là một dấu mốc quan trọng của ngành đo đạc và bản đồ Việt Nam chuyển đổi từ chỗ chỉ thành lập bản đồ địa hình in trên giấy truyền thống sang tiếp cận và làm chủ được công nghệ hiện đại, phù hợp với xu hướng phát triển, hội nhập thế giới./.
Năm 2008, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phê duyệt thiết kế kỹ thuật-dự toán “thành lập cơ sở dữ liệu nền thông tin địa lý ở tỷ lệ 1/10.000 gắn với mô hình số độ cao khu vực các tỉnh Tây Nguyên” và giao cho Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam chịu trách nhiệm triển khai công trình này.
Đến nay, hai thiết kế kỹ thuật-dự toán đã hoàn thành, các sản phẩm của công trình như các thông số cơ bản đã kiểm tra, nghiệm thu theo đúng quy định. Cơ sở dữ liệu nền địa lý tỷ lệ 1/10.000 gắn với mô hình số độ cao khu vực các tỉnh Tây Nguyên được xây dựng trong phạm vi địa giới hành chính 5 tỉnh Tây Nguyên gồm 1.229 mảnh bản đồ 1/10.000.
Tuy nhiên do khu vực địa hình có độ cao, độ dốc thay đổi phức tạp nên mô hình số độ cao cho khu vực được xây dựng ở 2 loại: Khu vực có độ dốc không lớn được xây dựng mô hình số với đường đồng mức 5 mét, độ chính xác 2.5 mét, trên diện tích 1.065 mảnh bản đồ 1/10.000. Khu vực chuyển tiếp địa hình, có độ dốc lớn, được xây dựng mô hình số với đường đồng mức 10 mét, độ chính xác 5 mét, trên diện tích 118 mảnh bản đồ 1/10.000.
Cơ sở dữ liệu nền thông tin địa lý ở tỷ lệ 1/10.000 khu vực Tây Nguyên được thành lập theo công nghệ sử dụng sản phẩm bản đồ địa hình lập từ năm 2005 kết hợp với điền vẽ bổ sung, sử dụng công nghệ thông tin địa lý trên cơ sở áp dụng các quy định của Chuẩn thông tin địa lý cơ sở quốc gia.
Công trình có các sản phẩm chính như cơ sở dữ liệu nền thông tin địa lý ở tỷ lệ 1/10.000, đóng gói theo đơn vị hành chính tỉnh 5 gói, theo khuôn dạng GIS (phổ biến nhất hiện nay là Geodatabase ESRI, đọc bằng phần mềm ARCGIS phiên bản 9x), dạng số được lưu trữ theo đơn vị mảnh, mỗi mảnh bao gồm 7 file khuôn dạng*.dgn, bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000 dạng in trên giấy...
Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã xây dựng quy trình khai thác, sử dụng các sản phẩm như khai thác, sử dụng lập cơ sở dữ liệu nền thông tin địa lý, khai thác sử dụng bản đồ địa hình, cập nhật cơ sở dữ liệu...
Việc bàn giao cơ sở dữ liệu nền thông tin địa lý và bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000 nhằm tạo điều kiện cho các tỉnh Tây Nguyên khai thác triệt để, đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn.
Theo đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường, đây là một bộ cơ sở dữ liệu nền thông tin địa lý lần đầu tiên được xây dựng theo tiêu chuẩn của ngành đo đạc bản đồ Việt Nam. Đây cũng là một dấu mốc quan trọng của ngành đo đạc và bản đồ Việt Nam chuyển đổi từ chỗ chỉ thành lập bản đồ địa hình in trên giấy truyền thống sang tiếp cận và làm chủ được công nghệ hiện đại, phù hợp với xu hướng phát triển, hội nhập thế giới./.
Quang Huy (TTXVN/Vietnam+)