Chưa có thống kê cập nhật đầy đủ các dự án đã bị rút giấy phép đầu tư, dự án chậm triển khai. Nhưng theo số liệu công bố từ một số các tỉnh, thành con số này đã là rất lớn: 12 dự án ở Phú Quốc (Kiên Giang); 12 ở Ninh Thuận; 22 ở Tây Ninh; 29 ở Lâm Đồng; 51 ở Bắc Ninh, 8 ở Long An, Quảng Nam, Bà Rịa-Vũng Tàu…
Thực trạng này cho thấy, đã đến lúc cần phải báo động đỏ.
Những “siêu dự án” bí tiền
Ông Lê Trí Thanh, Trưởng ban Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp, tỉnh Quảng Nam cho biết, tỉnh Quảng Nam vừa quyết định thu hồi 5 dự án về bất động sản, trong đó có dự án lên tới 4,15 tỷ USD.
Theo ông Thanh, trong số 5 dự án thuộc danh sách “đen,” có 3 dự án là của nhà đầu tư nước ngoài bao gồm Dự án Bãi biển Rồng do hai Công ty Tano Capital, LLC và Công ty Global C&D Inc (Mỹ) làm chủ đầu tư; Dự án du lịch sinh thái biển cao cấp Pegasus Fund của nhà đầu tư Mỹ; dự án khu du lịch Quê Việt của nhà đầu tư Canada; 2 dự án trong nước là dự án du lịch của Công ty Thế kỷ 21 và dự án của Công ty bất động sản Sài Thành.
Ông Thanh chia sẻ, các dự án này đều đang trong giai đoạn hoàn thành các thủ tục rút giấy phép đầu tư. Lý giải về động thái kiên quyết này, ông Thanh cho biết, những dự án này đều được cấp phép từ cách đây 3-4 năm. Mặc dù tỉnh Quảng Nam đã hết sức tạo điều kiện cả về thủ tục hành chính, nỗ lực giải phóng mặt bằng để bàn giao đất sạch cho nhà đầu tư, song các doanh nghiệp này vẫn triển khai ì ạch, quá chậm tiến độ.
Nói về dự án 4,15 tỷ USD – được coi là “siêu” dự án ở miền Trung-Tây Nguyên, ông Thanh cho biết, sau khi tỉnh Quảng Nam thông báo cho nhà đầu tư về việc sẽ rút giấy phép Dự án Bãi biển Rồng, nhà đầu tư đã có văn vản giải trình và xin thêm thời gian 3 tháng để huy động vốn, nhưng lãnh đạo tỉnh Quảng Nam kiên quyết rút giấy phép dự án bởi sau khi xem xét, tỉnh nhận thấy năng lực tài chính của nhà đầu tư này quá yếu kém, không đủ khả năng để triển khai.
Một dự án lớn khác cũng đang phải tìm chủ đầu tư mới vì nhà đầu tư nước ngoài chậm triển khai là Dự án khu liên hợp thép Cà Ná ở tỉnh Ninh Thuận có tổng vốn đầu tư dự kiến gần 9,8 tỷ USD, được khởi công giai đoạn 1 vào cuối năm 2008.
Theo Sở Công Thương tỉnh Ninh Thuận, đến thời điểm hiện tại đã quá thời hạn đặt ra cho nhà đầu tư nước ngoài của dự án là Công ty Maju Stabil SDN (thuộc Tập đoàn Lion Group của Malaysia) về tiến độ triển khai thực hiện, thế nhưng doanh nghiệp này vẫn không có nhiều động thái triển khai lại dự án sau thời gian dài trì hoãn.
Mong muốn của tỉnh Ninh Thuận hiện nay là tìm được nhà đầu tư nước ngoài khác là những tập đoàn thép lớn trên thế giới có tiềm lực, có ý định đầu tư vào ngành thép tại Việt Nam để tiếp tục tái khởi động dự án này...
Hầu hết nguyên nhân các dự án bị rút giấy phép được các tỉnh lý giải là do nhà đầu tư không đủ năng lực về tài chính, không thu xếp được nguồn vốn để tiếp tục dự án.
Nhận định về thực trạng này, một số chuyên gia cho rằng, nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lợi dụng xin cấp phép chỉ nhằm mục đích “chiếm đất.”
Hơn nữa, bên cạnh những dự án FDI chậm triển khai vẫn còn nhiều dự án với mức vốn đăng ký “khổng lồ” đang rơi vào tình trạng “treo,” gây lãng phí đất, làm mất cơ hội của nhiều nhà đầu tư khác. Lý do lại xuất phát từ chính các nhà đầu tư (không đủ năng lực tài chính hoặc không đánh giá chính xác nhu cầu thị trường).
Việc dự án bị treo tiến độ đã ảnh hưởng tới đời sống dân sinh của hàng trăm hộ dân,trong khi các tỉnh đã phải thực hiện thu hồi đất và tái định cư cho dân. Bên cạnh đó, việc các dự án bị rút giấy phép đã gây lãng phí hàng trăm tỷ đồng cho Nhà nước.
Cần lọc đầu vào
“Trước đây, tỉnh Quảng Nam chú trọng chạy đua về thu hút vốn FDI nên đã không chú tâm vào vấn đề chất lượng dự án, tiềm lực nhà đầu tư. Qua đây, chúng tôi sẽ rút kinh nghiệm,” ông Thanh thừa nhận.
Vì vậy, để hạn chế đến tối đa việc các dự án bị rút giấy phép, ông Thanh cho biết tỉnh sẽ rà soát chặt chẽ việc cấp phép và hướng là sẽ chủ yếu thu hút các dự án du lịch 3- 5 sao, đảm bảo tính cạnh tranh so với các khu du lịch quốc tế trong khu vực.
“Thường thì họ chậm triển khai từ 6 - 8 tháng, đó là thời gian hợp lý và tỉnh sẽ tạo điều kiện để nhà đầu tư theo đuổi dự án. Trường hợp cố tình, thu hồi giấy phép là chuyện bình thường,” ông Thanh nói thêm.
Trong khi đó, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài Nguyễn Mại cho rằng thực tế các dự án bị rút giấy phép đang đặt ra vấn đề làm thế nào thu hút được những dự án FDI có chất lượng?
Theo Chủ tịch Nguyễn Mại thì chất lượng FDI được đo lường bằng mức độ phù hợp của từng dự án với cơ cấu kinh tế của cả nước, từng vùng lãnh thổ và từng địa phương. Muốn vậy, các địa phương cần chủ động lựa chọn, sàng lọc các dự án đầu tư cũng như các đối tác đầu tư, không nên phụ thuộc vào nhà đầu tư nước ngoài cả về ý tưởng hình thành dự án cũng như quy mô vốn và thiết kế dự án.
Ông Mại nhấn mạnh, để ngăn chặn tình trạng xin cấp phép để “chiếm đất”, các bộ, ngành cũng cần thẩm tra kỹ các dự án sử dụng nhiều đất, giao đất có điều kiện theo tiến độ dự án, cân nhắc kỹ về tỷ suất đầu tư/diện tích đất.
“Làm được điều này, cần nâng cao vai trò của các cán bộ trong khâu thẩm tra, thẩm định dự án bằng cách tăng cường đào tạo bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ quản lý FDI,” ông Mại nói.
Chia sẻ thêm về vấn đề này, tân Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), ông Đỗ Nhất Hoàng bày tỏ, vừa qua, việc phải rút giấy phép dự án của nhiều nhà đầu tư nước ngoài đều là các trường hợp xác đáng. Cũng có nhiều nhà đầu tư FDI gặp khó khăn nguồn vốn có nguyên nhân từ việc công ty mẹ ở nước ngoài chịu tác động khủng hoảng, nên cấp vốn không kịp thời. Những khó khăn đó đều được Cục chia sẻ, hỗ trợ bằng cách tạm cho phép lùi tiến độ dự án.
“Tuy nhiên, nếu dự án chậm tiến độ mà không do lý do khách quan như vậy, chủ yếu do năng lực chủ quan của nhà đầu tư, cố tình chây ì không triển khai như cam kết thì chúng tôi chỉ đạo kiên quyết thu hồi dự án,” ông Hoàng khẳng định.
Ông Hoàng cũng cho biết, hiện Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang tổ chức các đoàn đi kiểm tra một loạt các dự án có nguồn FDI bất động sản, trồng rừng, chiếm nhiều đất đai ở các tỉnh./.
Thực trạng này cho thấy, đã đến lúc cần phải báo động đỏ.
Những “siêu dự án” bí tiền
Ông Lê Trí Thanh, Trưởng ban Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp, tỉnh Quảng Nam cho biết, tỉnh Quảng Nam vừa quyết định thu hồi 5 dự án về bất động sản, trong đó có dự án lên tới 4,15 tỷ USD.
Theo ông Thanh, trong số 5 dự án thuộc danh sách “đen,” có 3 dự án là của nhà đầu tư nước ngoài bao gồm Dự án Bãi biển Rồng do hai Công ty Tano Capital, LLC và Công ty Global C&D Inc (Mỹ) làm chủ đầu tư; Dự án du lịch sinh thái biển cao cấp Pegasus Fund của nhà đầu tư Mỹ; dự án khu du lịch Quê Việt của nhà đầu tư Canada; 2 dự án trong nước là dự án du lịch của Công ty Thế kỷ 21 và dự án của Công ty bất động sản Sài Thành.
Ông Thanh chia sẻ, các dự án này đều đang trong giai đoạn hoàn thành các thủ tục rút giấy phép đầu tư. Lý giải về động thái kiên quyết này, ông Thanh cho biết, những dự án này đều được cấp phép từ cách đây 3-4 năm. Mặc dù tỉnh Quảng Nam đã hết sức tạo điều kiện cả về thủ tục hành chính, nỗ lực giải phóng mặt bằng để bàn giao đất sạch cho nhà đầu tư, song các doanh nghiệp này vẫn triển khai ì ạch, quá chậm tiến độ.
Nói về dự án 4,15 tỷ USD – được coi là “siêu” dự án ở miền Trung-Tây Nguyên, ông Thanh cho biết, sau khi tỉnh Quảng Nam thông báo cho nhà đầu tư về việc sẽ rút giấy phép Dự án Bãi biển Rồng, nhà đầu tư đã có văn vản giải trình và xin thêm thời gian 3 tháng để huy động vốn, nhưng lãnh đạo tỉnh Quảng Nam kiên quyết rút giấy phép dự án bởi sau khi xem xét, tỉnh nhận thấy năng lực tài chính của nhà đầu tư này quá yếu kém, không đủ khả năng để triển khai.
Một dự án lớn khác cũng đang phải tìm chủ đầu tư mới vì nhà đầu tư nước ngoài chậm triển khai là Dự án khu liên hợp thép Cà Ná ở tỉnh Ninh Thuận có tổng vốn đầu tư dự kiến gần 9,8 tỷ USD, được khởi công giai đoạn 1 vào cuối năm 2008.
Theo Sở Công Thương tỉnh Ninh Thuận, đến thời điểm hiện tại đã quá thời hạn đặt ra cho nhà đầu tư nước ngoài của dự án là Công ty Maju Stabil SDN (thuộc Tập đoàn Lion Group của Malaysia) về tiến độ triển khai thực hiện, thế nhưng doanh nghiệp này vẫn không có nhiều động thái triển khai lại dự án sau thời gian dài trì hoãn.
Mong muốn của tỉnh Ninh Thuận hiện nay là tìm được nhà đầu tư nước ngoài khác là những tập đoàn thép lớn trên thế giới có tiềm lực, có ý định đầu tư vào ngành thép tại Việt Nam để tiếp tục tái khởi động dự án này...
Hầu hết nguyên nhân các dự án bị rút giấy phép được các tỉnh lý giải là do nhà đầu tư không đủ năng lực về tài chính, không thu xếp được nguồn vốn để tiếp tục dự án.
Nhận định về thực trạng này, một số chuyên gia cho rằng, nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lợi dụng xin cấp phép chỉ nhằm mục đích “chiếm đất.”
Hơn nữa, bên cạnh những dự án FDI chậm triển khai vẫn còn nhiều dự án với mức vốn đăng ký “khổng lồ” đang rơi vào tình trạng “treo,” gây lãng phí đất, làm mất cơ hội của nhiều nhà đầu tư khác. Lý do lại xuất phát từ chính các nhà đầu tư (không đủ năng lực tài chính hoặc không đánh giá chính xác nhu cầu thị trường).
Việc dự án bị treo tiến độ đã ảnh hưởng tới đời sống dân sinh của hàng trăm hộ dân,trong khi các tỉnh đã phải thực hiện thu hồi đất và tái định cư cho dân. Bên cạnh đó, việc các dự án bị rút giấy phép đã gây lãng phí hàng trăm tỷ đồng cho Nhà nước.
Cần lọc đầu vào
“Trước đây, tỉnh Quảng Nam chú trọng chạy đua về thu hút vốn FDI nên đã không chú tâm vào vấn đề chất lượng dự án, tiềm lực nhà đầu tư. Qua đây, chúng tôi sẽ rút kinh nghiệm,” ông Thanh thừa nhận.
Vì vậy, để hạn chế đến tối đa việc các dự án bị rút giấy phép, ông Thanh cho biết tỉnh sẽ rà soát chặt chẽ việc cấp phép và hướng là sẽ chủ yếu thu hút các dự án du lịch 3- 5 sao, đảm bảo tính cạnh tranh so với các khu du lịch quốc tế trong khu vực.
“Thường thì họ chậm triển khai từ 6 - 8 tháng, đó là thời gian hợp lý và tỉnh sẽ tạo điều kiện để nhà đầu tư theo đuổi dự án. Trường hợp cố tình, thu hồi giấy phép là chuyện bình thường,” ông Thanh nói thêm.
Trong khi đó, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài Nguyễn Mại cho rằng thực tế các dự án bị rút giấy phép đang đặt ra vấn đề làm thế nào thu hút được những dự án FDI có chất lượng?
Theo Chủ tịch Nguyễn Mại thì chất lượng FDI được đo lường bằng mức độ phù hợp của từng dự án với cơ cấu kinh tế của cả nước, từng vùng lãnh thổ và từng địa phương. Muốn vậy, các địa phương cần chủ động lựa chọn, sàng lọc các dự án đầu tư cũng như các đối tác đầu tư, không nên phụ thuộc vào nhà đầu tư nước ngoài cả về ý tưởng hình thành dự án cũng như quy mô vốn và thiết kế dự án.
Ông Mại nhấn mạnh, để ngăn chặn tình trạng xin cấp phép để “chiếm đất”, các bộ, ngành cũng cần thẩm tra kỹ các dự án sử dụng nhiều đất, giao đất có điều kiện theo tiến độ dự án, cân nhắc kỹ về tỷ suất đầu tư/diện tích đất.
“Làm được điều này, cần nâng cao vai trò của các cán bộ trong khâu thẩm tra, thẩm định dự án bằng cách tăng cường đào tạo bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ quản lý FDI,” ông Mại nói.
Chia sẻ thêm về vấn đề này, tân Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), ông Đỗ Nhất Hoàng bày tỏ, vừa qua, việc phải rút giấy phép dự án của nhiều nhà đầu tư nước ngoài đều là các trường hợp xác đáng. Cũng có nhiều nhà đầu tư FDI gặp khó khăn nguồn vốn có nguyên nhân từ việc công ty mẹ ở nước ngoài chịu tác động khủng hoảng, nên cấp vốn không kịp thời. Những khó khăn đó đều được Cục chia sẻ, hỗ trợ bằng cách tạm cho phép lùi tiến độ dự án.
“Tuy nhiên, nếu dự án chậm tiến độ mà không do lý do khách quan như vậy, chủ yếu do năng lực chủ quan của nhà đầu tư, cố tình chây ì không triển khai như cam kết thì chúng tôi chỉ đạo kiên quyết thu hồi dự án,” ông Hoàng khẳng định.
Ông Hoàng cũng cho biết, hiện Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang tổ chức các đoàn đi kiểm tra một loạt các dự án có nguồn FDI bất động sản, trồng rừng, chiếm nhiều đất đai ở các tỉnh./.
Minh Thúy (Vietnam+)