Theo tin từ Trung tâm phòng chống lụt bão khu vực miền Trung và Tây Nguyên, bão số 10 đã làm ba người chết (đều tại Quảng Bình) và 31 người bị thương (trong đó Quảng Bình 12 người, Quảng Trị 17 người, Thừa Thiên-Huế hai người).
Bão cũng làm sập 23 nhà ( Quảng Bình 6 nhà, Quảng Trị 11, Thừa Thiên-Huế 6 nhà); 4.842 nhà bị tốc mái (Quảng Bình 808 nhà; Quảng Trị 3.666 Thừa Thiên-Huế 368 nhà).
Bão còn gây thiệt hại nặng hệ thống điện, làm cho các tỉnh bị ảnh hưởng của bão mất điện trên diện rộng. EVN đang nỗ lực khắc phục nhằm sớm cấp điện trở lại tại các các tỉnh miền Trung.
Theo Trung tâm phòng chống lụt bão khu vực miền Trung và Tây Nguyên thì đây mới chỉ là thống kê ban đầu về thiệt hại về người và tài sản do bão số 10 gây ra cho các tỉnh miền Trung Tây Nguyên.
Tại tỉnh Quảng Bình, Công ty Điện lực Quảng Bình đã đóng được điện tại trạm biến áp 110kV Lệ Thủy. Đến 21 giờ ngày 30/9 tại Quảng Trị đã khôi phục cấp điện khoảng 20% phụ tải toàn tỉnh, tập trung tại khu vực trung tâm thành phố Đông Hà, trung tâm các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Hải Lăng, thị xã Quảng Trị và toàn bộ huyện Hướng Hóa. Hiện các huyện Triệu Phong, Cam Lộ, Đăkrông vẫn còn mất điện.
Đường sắt Bắc-Nam đoạn qua tỉnh Quảng Bình phải dừng hoạt động trong ngày 30/9. Ngoài ra còn nhiều thiệt hại về đê, bờ sông, bờ biển.
Hiện lũ trên sông Nhật Lệ (Quảng Bình) đã lên nhanh và đạt đỉnh. Đỉnh lũ tại Đồng Hới đạt 2,17m, trên báo động 3 0,47m. Mực nước các sông từ Quảng Bình đến Thừa Thiên-Huế đang lên chậm; các sông ở Quảng Nam đến Phú Yên và khu vực Tây Nguyên đang xuống; các sông khác ở Trung Bộ biến đổi chậm.
Dự báo ngày hôm nay (1/10), mực nước các sông từ Quảng Bình đến Quảng Trị có khả năng lên mức trên báo động hai; các sông ở Thừa Thiên- Huế lên mức trên báo động một; các sông khác ở Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên có dao động nhỏ.
Sáng 1/10, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Bình đã họp triển khai công tác khắc phục hậu quả bão số 10. Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Nguyễn Hữu Hoài nhấn mạnh một số nhiệm vụ cấp bách cần tập trung làm ngay, đó là nắm chắc tình hình thiệt hại để có biện pháp chỉ đạo khắc phục cụ thể, trước mắt tập trung khắc phục hạ tầng thiết yếu như điện, nước, giao thông.
Tại Thừa Thiên-Huế, toàn bộ phụ tải huyện Nam Đông, Phú Lộc mất điện hoàn toàn; khu vực trung tâm huyện Phong Điền, Phú Vang, thị xã Hương Trà đang mất điện. Ước công suất mất điện 40MW (khoảng 35% phụ tải toàn tỉnh).
[Diễn biến sau của cơn bão số 10 sẽ còn rất phức tạp]
Còn tại Hà Tĩnh, ông Bùi Lê Bắc, Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hà Tĩnh cho biết, đến 6 giờ ngày 1/10, trên địa bàn tỉnh đã có một người mất tích và gần 1.500 ngôi nhà bị tốc mái do cơn bão số 10 gây ra.
Một người mất tích do đi đánh bắt cá đến nay vẫn chưa tìm thấy là chị Hồ Thị Mây (sinh năm 1982, trú xã Hương Vĩnh, huyện Hương Khê).
Địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất là huyện Kỳ Anh với bốn xã bị ngập cục bộ là Kỳ Nam, Kỳ Thịnh, Kỳ Thư và Kỳ Trinh.
Tại huyện Kỳ Anh, 1.153 ngôi nhà, 12 điểm trường, hai trạm y tế, hai nhà văn hóa bị tốc mái và nhiều cây cối bị gãy đổ. Tại huyện Lộc Hà, mưa bão cũng đã làm cho 216 ngôi nhà bị tốc mái, trên 200 ngôi nhà bị ngập chìm, gây sạt lở 3.000m3 bờ ao nuôi trồng thủy, hải sản và hàng ngàn hécta hoa màu bị hư hại.
Ngay sau khi bão tan, các thành viên Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hà Tĩnh đã tiếp tục bám sát cơ sở để chỉ đạo công tác ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ do hoàn lưu của bão số 10 gây ra; vận động nhân dân và huy động lực lượng tại chỗ để khắc phục hậu quả bão số 10, sớm ổn định cuộc sống người dân.
Bên cạnh đó, các địa phương cũng rà soát, đánh giá, nắm tình hình thiệt hại và tổng hợp báo cáo Ủy ban ban nhân dân tỉnh và Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hà Tĩnh./.
Bão cũng làm sập 23 nhà ( Quảng Bình 6 nhà, Quảng Trị 11, Thừa Thiên-Huế 6 nhà); 4.842 nhà bị tốc mái (Quảng Bình 808 nhà; Quảng Trị 3.666 Thừa Thiên-Huế 368 nhà).
Bão còn gây thiệt hại nặng hệ thống điện, làm cho các tỉnh bị ảnh hưởng của bão mất điện trên diện rộng. EVN đang nỗ lực khắc phục nhằm sớm cấp điện trở lại tại các các tỉnh miền Trung.
Theo Trung tâm phòng chống lụt bão khu vực miền Trung và Tây Nguyên thì đây mới chỉ là thống kê ban đầu về thiệt hại về người và tài sản do bão số 10 gây ra cho các tỉnh miền Trung Tây Nguyên.
Tại tỉnh Quảng Bình, Công ty Điện lực Quảng Bình đã đóng được điện tại trạm biến áp 110kV Lệ Thủy. Đến 21 giờ ngày 30/9 tại Quảng Trị đã khôi phục cấp điện khoảng 20% phụ tải toàn tỉnh, tập trung tại khu vực trung tâm thành phố Đông Hà, trung tâm các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Hải Lăng, thị xã Quảng Trị và toàn bộ huyện Hướng Hóa. Hiện các huyện Triệu Phong, Cam Lộ, Đăkrông vẫn còn mất điện.
Đường sắt Bắc-Nam đoạn qua tỉnh Quảng Bình phải dừng hoạt động trong ngày 30/9. Ngoài ra còn nhiều thiệt hại về đê, bờ sông, bờ biển.
Hiện lũ trên sông Nhật Lệ (Quảng Bình) đã lên nhanh và đạt đỉnh. Đỉnh lũ tại Đồng Hới đạt 2,17m, trên báo động 3 0,47m. Mực nước các sông từ Quảng Bình đến Thừa Thiên-Huế đang lên chậm; các sông ở Quảng Nam đến Phú Yên và khu vực Tây Nguyên đang xuống; các sông khác ở Trung Bộ biến đổi chậm.
Dự báo ngày hôm nay (1/10), mực nước các sông từ Quảng Bình đến Quảng Trị có khả năng lên mức trên báo động hai; các sông ở Thừa Thiên- Huế lên mức trên báo động một; các sông khác ở Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên có dao động nhỏ.
Sáng 1/10, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Bình đã họp triển khai công tác khắc phục hậu quả bão số 10. Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Nguyễn Hữu Hoài nhấn mạnh một số nhiệm vụ cấp bách cần tập trung làm ngay, đó là nắm chắc tình hình thiệt hại để có biện pháp chỉ đạo khắc phục cụ thể, trước mắt tập trung khắc phục hạ tầng thiết yếu như điện, nước, giao thông.
Tại Thừa Thiên-Huế, toàn bộ phụ tải huyện Nam Đông, Phú Lộc mất điện hoàn toàn; khu vực trung tâm huyện Phong Điền, Phú Vang, thị xã Hương Trà đang mất điện. Ước công suất mất điện 40MW (khoảng 35% phụ tải toàn tỉnh).
[Diễn biến sau của cơn bão số 10 sẽ còn rất phức tạp]
Còn tại Hà Tĩnh, ông Bùi Lê Bắc, Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hà Tĩnh cho biết, đến 6 giờ ngày 1/10, trên địa bàn tỉnh đã có một người mất tích và gần 1.500 ngôi nhà bị tốc mái do cơn bão số 10 gây ra.
Một người mất tích do đi đánh bắt cá đến nay vẫn chưa tìm thấy là chị Hồ Thị Mây (sinh năm 1982, trú xã Hương Vĩnh, huyện Hương Khê).
Địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất là huyện Kỳ Anh với bốn xã bị ngập cục bộ là Kỳ Nam, Kỳ Thịnh, Kỳ Thư và Kỳ Trinh.
Tại huyện Kỳ Anh, 1.153 ngôi nhà, 12 điểm trường, hai trạm y tế, hai nhà văn hóa bị tốc mái và nhiều cây cối bị gãy đổ. Tại huyện Lộc Hà, mưa bão cũng đã làm cho 216 ngôi nhà bị tốc mái, trên 200 ngôi nhà bị ngập chìm, gây sạt lở 3.000m3 bờ ao nuôi trồng thủy, hải sản và hàng ngàn hécta hoa màu bị hư hại.
Ngay sau khi bão tan, các thành viên Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hà Tĩnh đã tiếp tục bám sát cơ sở để chỉ đạo công tác ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ do hoàn lưu của bão số 10 gây ra; vận động nhân dân và huy động lực lượng tại chỗ để khắc phục hậu quả bão số 10, sớm ổn định cuộc sống người dân.
Bên cạnh đó, các địa phương cũng rà soát, đánh giá, nắm tình hình thiệt hại và tổng hợp báo cáo Ủy ban ban nhân dân tỉnh và Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hà Tĩnh./.
Phan Quân (TTXVN)