Hơn một năm sau Cuộc vận động hiến tặng, sưu tầm và giới thiệu tài liệu, hiện vật cho Bảo tàng Hà Nội, đến nay, đơn vị này đã tiếp nhận khoảng 3.000 hiện vật là các tư liệu quý ở nhiều giai đoạn lịch sử, văn hóa Thăng Long-Hà Nội và cả nước nói chung từ các tổ chức, cá nhân.
Đáng chú ý là nhà sưu tập Bùi Hữu Hùng, ở 109 đường Xuân Diệu, quận Tây Hồ, đã hiến tặng 630 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý, có giá trị cao như tám chiếc trống đồng, bộ sưu tập đồ đồng, gốm.
Hội Cổ vật xứ Đoài hiến tặng 123 hiện vật; nhà sử học Dương Trung Quốc hiến tặng ba tấm sắc phong cổ của Hà Nội.
Ông Dương Phú Hiến, ở 380 đường Âu Cơ, quận Tây Hồ, hiến tặng 29 hiện vật trong đó có bộ sưu tập bình vôi.
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam tặng 646 hiện vật Hà Nội thời bao cấp.
Bà Ngô Thị Tâm, thị xã Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, tặng 40 kg tiền đồng…
Toàn bộ các hiện vật được tiếp nhận đều được Bảo tàng Hà Nội làm hồ sơ lý lịch, tổ chức giám định, lập phiếu khoa học.
Đây là những tư liệu quý, góp phần vào công tác nghiên cứu và bảo vệ các di sản lịch sử, văn hóa của Thủ đô Hà Nội và cả nước nói chung; là cơ sở xây dựng ngân hàng dữ liệu về di sản văn hóa vật thể cho Bảo tàng Hà Nội.
Cuộc vận động này đã góp phần ngăn chặn nạn buôn bán trái phép cổ vật; bảo tồn và phát huy những di sản văn hóa của Thăng Long trong suốt quá trình hình thành, phát triển đang có nguy cơ thất thoát, mai một.
Hiện nay, Bảo tàng Hà Nội tiếp tục vận động các tổ chức, cá nhân hiến tặng, giới thiệu tài liệu, hiện vật để làm phong phú các sưu tập về lịch sử, văn hóa Hà Nội và Việt Nam./.
Đáng chú ý là nhà sưu tập Bùi Hữu Hùng, ở 109 đường Xuân Diệu, quận Tây Hồ, đã hiến tặng 630 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý, có giá trị cao như tám chiếc trống đồng, bộ sưu tập đồ đồng, gốm.
Hội Cổ vật xứ Đoài hiến tặng 123 hiện vật; nhà sử học Dương Trung Quốc hiến tặng ba tấm sắc phong cổ của Hà Nội.
Ông Dương Phú Hiến, ở 380 đường Âu Cơ, quận Tây Hồ, hiến tặng 29 hiện vật trong đó có bộ sưu tập bình vôi.
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam tặng 646 hiện vật Hà Nội thời bao cấp.
Bà Ngô Thị Tâm, thị xã Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, tặng 40 kg tiền đồng…
Toàn bộ các hiện vật được tiếp nhận đều được Bảo tàng Hà Nội làm hồ sơ lý lịch, tổ chức giám định, lập phiếu khoa học.
Đây là những tư liệu quý, góp phần vào công tác nghiên cứu và bảo vệ các di sản lịch sử, văn hóa của Thủ đô Hà Nội và cả nước nói chung; là cơ sở xây dựng ngân hàng dữ liệu về di sản văn hóa vật thể cho Bảo tàng Hà Nội.
Cuộc vận động này đã góp phần ngăn chặn nạn buôn bán trái phép cổ vật; bảo tồn và phát huy những di sản văn hóa của Thăng Long trong suốt quá trình hình thành, phát triển đang có nguy cơ thất thoát, mai một.
Hiện nay, Bảo tàng Hà Nội tiếp tục vận động các tổ chức, cá nhân hiến tặng, giới thiệu tài liệu, hiện vật để làm phong phú các sưu tập về lịch sử, văn hóa Hà Nội và Việt Nam./.
Đinh Thị Thuận (TTXVN/Vietnam+)