Do lịch sử để lại, hiện trên Thượng thành của Đại nội Huế và các eo bầu thuộc khu vực 1 (khu vực cần bảo vệ nghiêm ngặt) có tới hơn 2.800 hộ dân đang sinh sống; nếu tính trung bình cứ bốn người/hộ thì có tới hơn 1 vạn người đang sống tại khu di tích này.
Có ba vấn đề cơ bản liên quan đến các hộ dân sống trên Thượng thành Đại nội Huế, nếu thực hiện tốt, tỉnh Thừa Thiên-Huế sẽ xây dựng được hình ảnh "Điểm đến an toàn của du khách" tại các địa bàn dân cư có di sản.
Thứ nhất là di dời các hộ dân sống trên Thượng thành ra khỏi khu vực quản lý di tích theo Luật Di sản; nhưng nếu với tốc độ như hiện nay, thì việc giải tỏa các hộ dân sống trên Thượng thành phải mất hàng chục năm sau chưa xong. Kế đến là làm cho người dân yên tâm đến sống và có công việc làm ổn định tại nơi ở mới, không phải chỉ cần chuyển một số tiền rồi đưa dân đi là xong mà quan trọng là phải tính đến chuyện an dân.
Tuy nhiên, trong khi hai vấn đề trên đang còn có khó khăn thì việc cần giải quyết hiện nay là bảo tồn thích nghi, xem đây là vấn đề cấp bách nhất trong giai đoạn hiện nay.
[Nan giải việc giải tỏa tại Thượng thành Đại nội Huế]
Theo Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế Phan Thanh Hải, bảo tồn thích nghi nghĩa là những hộ dân chưa di dời được ngay thì hướng họ tham gia vào quá trình giữ gìn môi trường, giữ gìn bảo vệ di sản, đồng thời có quyền khai thác một số dịch vụ phục vụ khách du lịch như bán hàng lưu niệm, sản xuất đồ thủ công truyền thống (không làm ảnh hưởng đến di sản), gắn quyền lợi của họ với trách nhiệm bảo tồn di sản.
Thành phố Huế đã từng thành công với chương trình du lịch sinh thái "Ấn tượng Huế xanh" trong các kỳ Festival gần đây.
Người dân sống trên Thượng thành tận dụng khoảng đất trống rộng giữa hai tường gạch, kè lũy để trồng rau xanh, hành, cà chua, tạo nên các khu vườn "tường thành" trên cao khá độc đáo, một sự phối hợp của những gam mầu thiên nhiên tươi tắn và mảng di tích trầm lắng, cổ kính.
Kiểu du lịch thích nghi này thu hút đông đảo các đoàn khách đến từ Pháp, Mỹ, Tây Ban Nha vừa thích thú về các khu vườn rau, vừa say sưa chụp ảnh, hỏi han tỉ mỉ từng người dân đang làm việc trong vườn về cách trồng trọt và dừng lại nghỉ chân khá lâu ở đây.
Việc giải tỏa các hộ dân sống trên Thượng thành được đặt ra rất sớm, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, thành phố Huế mới có một dự án xây dựng 5 khối nhà chung cư 4 tầng với tổng vốn đầu tư trên 99 tỷ đồng, nằm ở đường Nguyễn Văn Linh, phường Hương Sơ với quy mô 161 căn hộ khép kín.
Nhưng nếu hoàn thành, dự án cũng chỉ giải quyết được một phần rất nhỏ trong việc di dời các hộ dân sống trên Thượng thành và các eo bầu. Nếu được tổ chức tốt, người dân có thể bán hàng lưu niệm, mở rộng các hoạt động dịch vụ khác để phục vụ khách tham quan, góp phần nâng cao ý thức bảo tồn di sản và cải thiện đời sống nhân dân trong khi chờ giải tỏa./.
Có ba vấn đề cơ bản liên quan đến các hộ dân sống trên Thượng thành Đại nội Huế, nếu thực hiện tốt, tỉnh Thừa Thiên-Huế sẽ xây dựng được hình ảnh "Điểm đến an toàn của du khách" tại các địa bàn dân cư có di sản.
Thứ nhất là di dời các hộ dân sống trên Thượng thành ra khỏi khu vực quản lý di tích theo Luật Di sản; nhưng nếu với tốc độ như hiện nay, thì việc giải tỏa các hộ dân sống trên Thượng thành phải mất hàng chục năm sau chưa xong. Kế đến là làm cho người dân yên tâm đến sống và có công việc làm ổn định tại nơi ở mới, không phải chỉ cần chuyển một số tiền rồi đưa dân đi là xong mà quan trọng là phải tính đến chuyện an dân.
Tuy nhiên, trong khi hai vấn đề trên đang còn có khó khăn thì việc cần giải quyết hiện nay là bảo tồn thích nghi, xem đây là vấn đề cấp bách nhất trong giai đoạn hiện nay.
[Nan giải việc giải tỏa tại Thượng thành Đại nội Huế]
Theo Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế Phan Thanh Hải, bảo tồn thích nghi nghĩa là những hộ dân chưa di dời được ngay thì hướng họ tham gia vào quá trình giữ gìn môi trường, giữ gìn bảo vệ di sản, đồng thời có quyền khai thác một số dịch vụ phục vụ khách du lịch như bán hàng lưu niệm, sản xuất đồ thủ công truyền thống (không làm ảnh hưởng đến di sản), gắn quyền lợi của họ với trách nhiệm bảo tồn di sản.
Thành phố Huế đã từng thành công với chương trình du lịch sinh thái "Ấn tượng Huế xanh" trong các kỳ Festival gần đây.
Người dân sống trên Thượng thành tận dụng khoảng đất trống rộng giữa hai tường gạch, kè lũy để trồng rau xanh, hành, cà chua, tạo nên các khu vườn "tường thành" trên cao khá độc đáo, một sự phối hợp của những gam mầu thiên nhiên tươi tắn và mảng di tích trầm lắng, cổ kính.
Kiểu du lịch thích nghi này thu hút đông đảo các đoàn khách đến từ Pháp, Mỹ, Tây Ban Nha vừa thích thú về các khu vườn rau, vừa say sưa chụp ảnh, hỏi han tỉ mỉ từng người dân đang làm việc trong vườn về cách trồng trọt và dừng lại nghỉ chân khá lâu ở đây.
Việc giải tỏa các hộ dân sống trên Thượng thành được đặt ra rất sớm, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, thành phố Huế mới có một dự án xây dựng 5 khối nhà chung cư 4 tầng với tổng vốn đầu tư trên 99 tỷ đồng, nằm ở đường Nguyễn Văn Linh, phường Hương Sơ với quy mô 161 căn hộ khép kín.
Nhưng nếu hoàn thành, dự án cũng chỉ giải quyết được một phần rất nhỏ trong việc di dời các hộ dân sống trên Thượng thành và các eo bầu. Nếu được tổ chức tốt, người dân có thể bán hàng lưu niệm, mở rộng các hoạt động dịch vụ khác để phục vụ khách tham quan, góp phần nâng cao ý thức bảo tồn di sản và cải thiện đời sống nhân dân trong khi chờ giải tỏa./.
Quốc Việt (TTXVN)