Huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, các tổ chức xã hội trong các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội là một biện pháp quan trọng trong việc giải quyết vấn đề môi trường tại đây.
Đó là nhận định được đưa ra tại hội thảo quốc tế “Môi trường và người Hà Nội,” do Bộ Tài nguyên Môi trường, Quỹ Rosa Luxemburg Stiftung cùng Trung tâm giáo dục-truyền thông môi trường tổ chức trong hai ngày 24 và 25/6.
Ông Phạm Văn Khánh, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho biết để giải quyết vấn đề môi trường, thành phố đã thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp như tăng cường kiểm soát ô nhiễm, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật; phải khắc phục bồi thường khi gây thiệt hại đối với môi trường.
Hà Nội cũng áp dụng các chính sách, cơ chế hỗ trợ về vốn, khuyến khích về thuế, trợ giá đối với hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn, xử lý nước thải, tăng cường trồng cây.
Tuy nhiên, theo ông Khánh, tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố vẫn đang gia tăng và ngày càng trở nên nghiêm trọng, nhất là đối với chất thải rắn, nước thải và không khí, ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt của nhân dân tại nhiều khu vực.
Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt của toàn thành phố Hà Nội hiện ước tính khoảng 5.000 tấn/ngày; nước thải công nghiệp hơn 120.000m3/ngày. Nước mặt, nước thải và nước ngầm của thành phố cũng đang bị ô nhiễm ở mức độ khác nhau.
Ngoài ra, Hà Nội còn chịu cảnh ô nhiễm không khí do nhiều nguyên nhân như bụi trên địa bàn Hà Nội đang ở mức “báo động đỏ” do khí thải giao thông và ô nhiễm tiếng ồn./.
Đó là nhận định được đưa ra tại hội thảo quốc tế “Môi trường và người Hà Nội,” do Bộ Tài nguyên Môi trường, Quỹ Rosa Luxemburg Stiftung cùng Trung tâm giáo dục-truyền thông môi trường tổ chức trong hai ngày 24 và 25/6.
Ông Phạm Văn Khánh, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho biết để giải quyết vấn đề môi trường, thành phố đã thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp như tăng cường kiểm soát ô nhiễm, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật; phải khắc phục bồi thường khi gây thiệt hại đối với môi trường.
Hà Nội cũng áp dụng các chính sách, cơ chế hỗ trợ về vốn, khuyến khích về thuế, trợ giá đối với hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn, xử lý nước thải, tăng cường trồng cây.
Tuy nhiên, theo ông Khánh, tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố vẫn đang gia tăng và ngày càng trở nên nghiêm trọng, nhất là đối với chất thải rắn, nước thải và không khí, ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt của nhân dân tại nhiều khu vực.
Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt của toàn thành phố Hà Nội hiện ước tính khoảng 5.000 tấn/ngày; nước thải công nghiệp hơn 120.000m3/ngày. Nước mặt, nước thải và nước ngầm của thành phố cũng đang bị ô nhiễm ở mức độ khác nhau.
Ngoài ra, Hà Nội còn chịu cảnh ô nhiễm không khí do nhiều nguyên nhân như bụi trên địa bàn Hà Nội đang ở mức “báo động đỏ” do khí thải giao thông và ô nhiễm tiếng ồn./.
Ngọc Dung (Vietnam+)