Ngày 28/4, Công an tỉnh Gia Lai đã thi hành lệnh bắt và tạm giam Nguyễn Công Chính về tội "phá hoại chính sách đại đoàn kết", tiến hành khám xét nơi ở và thu giữ được nhiều tài liệu có nội dung tuyên truyền chống chính quyền nhân dân, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.
Trước đó, ngày 8/4, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Gia Lai đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Công Chính về tội "phá hoại chính sách đại đoàn kết" theo điều 87 Bộ luật hình sự. Bước đầu, Nguyễn Công Chính đã thú nhận hành vi phạm tội của mình.
Nguyễn Công Chính có tên gọi khác là Nguyễn Thành Long, sinh năm 1969, hiện sinh sống tại Tổ 10, phường Hoa Lư, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Từ năm 2003 đến nay, Nguyễn Công Chính thường xuyên tham gia trả lời phỏng vấn các báo, đài nước ngoài, thu thập và phát tán trên mạng Internet nhiều tài liệu có nội dung chia rẽ giữa các tầng lớp nhân dân với lực lượng vũ trang, với chính quyền nhân dân, gây hằn thù, kỳ thị, chia rẽ giữa các dân tộc, chia rẽ các tín đồ tôn giáo.
Nguyễn Công Chính đã cấu kết với các đối tượng như Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Trần Khải Thanh Thủy... để hoạt động chống chính quyền nhân dân, tuyên truyền sai sự thật và kích động, tham gia tổ chức khiếu kiện đông người, vượt cấp ở nhiều nơi.
Những tài liệu thu được trong quá trình hoạt động của Nguyễn Công Chính, Cơ quan An ninh điều tra - Công an tỉnh Gia Lai đã trưng cầu giám định của Tư pháp tỉnh Gia Lai, Viện Khoa học Hình sự - Bộ Công an, khẳng định Nguyễn Công Chính làm ra các tài liệu có nội dung tuyên truyền gây chia rẽ giữa chính quyền, lực lượng công an với quần chúng nhân dân; chia rẽ giữa quốc gia dân tộc Việt Nam với các nước trên thế giới nhằm mục đích chống chính quyền nhân dân, chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Phát hiện việc làm của Nguyễn Công Chính là vi phạm pháp luật, chính quyền địa phương đã nhiều lần vận động, thuyết phục, giáo dục nhắc nhở và đưa ra kiểm điểm trước dân. Song trên thực tế, Nguyễn Công Chính với bản chất ngoan cố, phản động không chấp hành pháp luật mà vẫn cố tình gia tăng hoạt động nhằm chống lại chính quyền nhân dân cả về phạm vi, quy mô lẫn mức độ./.
Trước đó, ngày 8/4, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Gia Lai đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Công Chính về tội "phá hoại chính sách đại đoàn kết" theo điều 87 Bộ luật hình sự. Bước đầu, Nguyễn Công Chính đã thú nhận hành vi phạm tội của mình.
Nguyễn Công Chính có tên gọi khác là Nguyễn Thành Long, sinh năm 1969, hiện sinh sống tại Tổ 10, phường Hoa Lư, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Từ năm 2003 đến nay, Nguyễn Công Chính thường xuyên tham gia trả lời phỏng vấn các báo, đài nước ngoài, thu thập và phát tán trên mạng Internet nhiều tài liệu có nội dung chia rẽ giữa các tầng lớp nhân dân với lực lượng vũ trang, với chính quyền nhân dân, gây hằn thù, kỳ thị, chia rẽ giữa các dân tộc, chia rẽ các tín đồ tôn giáo.
Nguyễn Công Chính đã cấu kết với các đối tượng như Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Trần Khải Thanh Thủy... để hoạt động chống chính quyền nhân dân, tuyên truyền sai sự thật và kích động, tham gia tổ chức khiếu kiện đông người, vượt cấp ở nhiều nơi.
Những tài liệu thu được trong quá trình hoạt động của Nguyễn Công Chính, Cơ quan An ninh điều tra - Công an tỉnh Gia Lai đã trưng cầu giám định của Tư pháp tỉnh Gia Lai, Viện Khoa học Hình sự - Bộ Công an, khẳng định Nguyễn Công Chính làm ra các tài liệu có nội dung tuyên truyền gây chia rẽ giữa chính quyền, lực lượng công an với quần chúng nhân dân; chia rẽ giữa quốc gia dân tộc Việt Nam với các nước trên thế giới nhằm mục đích chống chính quyền nhân dân, chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Phát hiện việc làm của Nguyễn Công Chính là vi phạm pháp luật, chính quyền địa phương đã nhiều lần vận động, thuyết phục, giáo dục nhắc nhở và đưa ra kiểm điểm trước dân. Song trên thực tế, Nguyễn Công Chính với bản chất ngoan cố, phản động không chấp hành pháp luật mà vẫn cố tình gia tăng hoạt động nhằm chống lại chính quyền nhân dân cả về phạm vi, quy mô lẫn mức độ./.
Văn Thông (TTXVN/Vietnam+)