Trong cuộc bầu cử Tổng thống Pháp năm nay, ứng cử viên đảng cánh Tả Xã hội (PS) Francois Hollande đã khẳng định theo truyền thống trong nền Cộng hòa thứ 5 của Pháp kể từ năm 1958.
Truyền thống đó là giữa hai vòng bầu cử Tổng thống thường chỉ có duy nhất một cuộc tranh luận tay đôi trực tiếp trên truyền hình giữa hai ứng cử viên Tổng thống lọt vào vòng hai.
Tuy nhiên, thực tế không hoàn toàn như vậy. Bởi cuộc tranh luận đầu tiên giữa hai ứng cử viên Tổng thống Pháp không diễn ra trên trường quay truyền hình, mà trên đài phát thanh. Đó là ngày 25/4/1974 trên đài phát thanh Europe 1 giữa hai ứng cử viên Valéry Giscard d'Estaing và Francois Mitterrand, diễn ra trước thời điểm bỏ phiếu bầu cử Tổng thống vòng một. Cuộc tranh luận năm đó của hai ông Giscard d'Estaing và Mitterrand đã diễn ra trong bầu không khí căng thẳng.
Cuộc tranh luận này dù được truyền trực tiếp cho công chúng Pháp khi đó, song ít để lại nhiều dấu ấn. Và trong vòng hai diễn ra ngày 10/5/1974, với câu nói nổi tiếng nhằm vào ông Mitterrand: "Ông không thể giành độc quyền về cảm tình của cử tri," ứng cử viên Valéry Giscard d'Estaing đã được bầu làm Tổng thống Pháp.
Bảy năm sau, trong cuộc tái đấu giữa hai người, ông Giscard đã cáo buộc ông Mitterrand là "người của quá khứ," còn ông Mitterrand cho rằng trong bảy năm cầm quyền, Giscard d’Estaing là "một người bị động." Và kết quả 1-1 với phần thắng thuộc về ông Mitterrand.
[Bầu cử tại Pháp: Ưu thế nghiêng về ông Hollande]
Năm 1988, một cuộc tranh luận khá căng thẳng, thậm chí có tính chất đối đầu đã diễn ra giữa Tổng thống đương nhiệm Francois Mitterrand và Thủ tướng cánh Hữu dưới chế độ "cùng chung sống chính trị," Jacques Chirac. Trên trường quay, ông Mitterrand phản đối trước sự cáo buộc của ông Chirac về trách nhiệm liên quan đến vụ Wahid Gordji, công dân Iran có dính líu đến các vụ tấn công Paris năm 1986.
Trong kỳ bầu cử Tổng thống năm 1995, ông Chirac đã vượt qua ứng cử viên Édouard Balladur trong vòng một và giành chiến thắng trong vòng hai sau cuộc tranh luận với ứng cử viên Lionel Jospin.
Không có điều gì đáng nhớ trong cuộc tranh luận này ngoại trừ quan điểm về thời gian nắm quyền Tổng thống. Nếu như ông Chirac khi đó bảo vệ quan điểm nhiệm kỳ Tổng thống bảy năm, thì ông Jospin cho rằng chỉ cần năm năm là đủ. Và sau đó với hai nhiệm kỳ liên tiếp có sửa đổi về thời gian đảm nhiệm cương vị Tổng thống, ông Chirac tại vị trong 12 năm, trong khi phải làm việc dưới chế độ "cùng chung sống chính trị" với đảng Xã hội, với nhiệm kỳ Thủ tướng năm năm của ông Lionel Jospin.
Năm 2002, ông Jacques Chirac đã từ chối tranh luận trên truyền hình với ứng cử viên cực hữu thuộc đảng Mặt trận quốc gia (FN) Jean-Marie Le Pen, người đã loại ông Lionel Jospin trong vòng một. Vì thế, cần phải đợi đến năm 2007 để có một cuộc tranh luận mới giữa hai ứng cử viên lần đầu tranh cử Tổng thống Nicolas Sarkozy và Ségolène Royal.
Dù với chiến thuật khiêu khích trong tranh luận, song nữ ứng cử viên Tổng thống Ségolène Royal năm đó đã không thể khiến ứng cử viên Liên minh vì phong trào nhân dân (UMP) Nicolas Sarkozy nổi nóng trên truyền hình và kết cục như chúng ta đã biết, ông Sarkozy đã giành chiến thắng chung cuộc.
Kỳ bầu cử năm nay, với thế yếu hơn theo kết quả các cuộc thăm dò dư luận, trong cuộc tranh luận trực tiếp trên truyền hình tối 2/5 (theo giờ địa phương), liệu ông Sarkozy có thể làm xoay chuyển tình thế trước ứng cử viên Hollande hay không? Chúng ta hãy cùng chờ xem cuộc so găng hứa hẹn rất quyết liệt này và đón đợi kết quả cuối cùng vào ngày 6/5./.
Truyền thống đó là giữa hai vòng bầu cử Tổng thống thường chỉ có duy nhất một cuộc tranh luận tay đôi trực tiếp trên truyền hình giữa hai ứng cử viên Tổng thống lọt vào vòng hai.
Tuy nhiên, thực tế không hoàn toàn như vậy. Bởi cuộc tranh luận đầu tiên giữa hai ứng cử viên Tổng thống Pháp không diễn ra trên trường quay truyền hình, mà trên đài phát thanh. Đó là ngày 25/4/1974 trên đài phát thanh Europe 1 giữa hai ứng cử viên Valéry Giscard d'Estaing và Francois Mitterrand, diễn ra trước thời điểm bỏ phiếu bầu cử Tổng thống vòng một. Cuộc tranh luận năm đó của hai ông Giscard d'Estaing và Mitterrand đã diễn ra trong bầu không khí căng thẳng.
Cuộc tranh luận này dù được truyền trực tiếp cho công chúng Pháp khi đó, song ít để lại nhiều dấu ấn. Và trong vòng hai diễn ra ngày 10/5/1974, với câu nói nổi tiếng nhằm vào ông Mitterrand: "Ông không thể giành độc quyền về cảm tình của cử tri," ứng cử viên Valéry Giscard d'Estaing đã được bầu làm Tổng thống Pháp.
Bảy năm sau, trong cuộc tái đấu giữa hai người, ông Giscard đã cáo buộc ông Mitterrand là "người của quá khứ," còn ông Mitterrand cho rằng trong bảy năm cầm quyền, Giscard d’Estaing là "một người bị động." Và kết quả 1-1 với phần thắng thuộc về ông Mitterrand.
[Bầu cử tại Pháp: Ưu thế nghiêng về ông Hollande]
Năm 1988, một cuộc tranh luận khá căng thẳng, thậm chí có tính chất đối đầu đã diễn ra giữa Tổng thống đương nhiệm Francois Mitterrand và Thủ tướng cánh Hữu dưới chế độ "cùng chung sống chính trị," Jacques Chirac. Trên trường quay, ông Mitterrand phản đối trước sự cáo buộc của ông Chirac về trách nhiệm liên quan đến vụ Wahid Gordji, công dân Iran có dính líu đến các vụ tấn công Paris năm 1986.
Trong kỳ bầu cử Tổng thống năm 1995, ông Chirac đã vượt qua ứng cử viên Édouard Balladur trong vòng một và giành chiến thắng trong vòng hai sau cuộc tranh luận với ứng cử viên Lionel Jospin.
Không có điều gì đáng nhớ trong cuộc tranh luận này ngoại trừ quan điểm về thời gian nắm quyền Tổng thống. Nếu như ông Chirac khi đó bảo vệ quan điểm nhiệm kỳ Tổng thống bảy năm, thì ông Jospin cho rằng chỉ cần năm năm là đủ. Và sau đó với hai nhiệm kỳ liên tiếp có sửa đổi về thời gian đảm nhiệm cương vị Tổng thống, ông Chirac tại vị trong 12 năm, trong khi phải làm việc dưới chế độ "cùng chung sống chính trị" với đảng Xã hội, với nhiệm kỳ Thủ tướng năm năm của ông Lionel Jospin.
Năm 2002, ông Jacques Chirac đã từ chối tranh luận trên truyền hình với ứng cử viên cực hữu thuộc đảng Mặt trận quốc gia (FN) Jean-Marie Le Pen, người đã loại ông Lionel Jospin trong vòng một. Vì thế, cần phải đợi đến năm 2007 để có một cuộc tranh luận mới giữa hai ứng cử viên lần đầu tranh cử Tổng thống Nicolas Sarkozy và Ségolène Royal.
Dù với chiến thuật khiêu khích trong tranh luận, song nữ ứng cử viên Tổng thống Ségolène Royal năm đó đã không thể khiến ứng cử viên Liên minh vì phong trào nhân dân (UMP) Nicolas Sarkozy nổi nóng trên truyền hình và kết cục như chúng ta đã biết, ông Sarkozy đã giành chiến thắng chung cuộc.
Kỳ bầu cử năm nay, với thế yếu hơn theo kết quả các cuộc thăm dò dư luận, trong cuộc tranh luận trực tiếp trên truyền hình tối 2/5 (theo giờ địa phương), liệu ông Sarkozy có thể làm xoay chuyển tình thế trước ứng cử viên Hollande hay không? Chúng ta hãy cùng chờ xem cuộc so găng hứa hẹn rất quyết liệt này và đón đợi kết quả cuối cùng vào ngày 6/5./.
Trung Dũng/Paris (Vietnam+)