Để thành công trong bất kể việc gì, ngoài tố chất, kỹ năng, bạn còn cần sự hỗ trợ của công cụ. Cọ trang điểm chính là công cụ đắc lực giúp phụ nữ trong việc làm đẹp. Sự ra đời của nó đã giải phóng sức lao động cho... những ngón tay, đồng thời đặt ra tiêu chuẩn để phân loại hai nhóm phụ nữ: phụ nữ trang điểm giỏi và phụ nữ trang điểm... chưa giỏi. Cọ nào việc nấy Một phụ nữ không trang điểm tất nhiên sẽ chẳng có chiếc cọ nào. Một phụ nữ có nhu cầu trang điểm bình thường sẽ có ít nhất 3 chiếc cọ: cọ đánh má, cọ kẻ môi và cọ tán phấn mắt. Còn phụ nữ “cao thủ” sẽ có vô vàn những chiếc cọ mà đàn ông nhìn vào sẽ... hoa mắt. Riêng cọ trang điểm mắt đã có đến mấy loại: cọ tán phấn mắt thông thường, cọ định hình mắt, cọ trộn màu mắt, cọ tạo bóng mắt, cọ đánh mắt khói... Rồi cả những thứ cọ kém phổ biến hơn như cọ tạo khối cho khuôn mặt, cọ highlight, cọ làm các lớp trang điểm tan vào nhau hài hòa để kết thúc việc make-up cho khuôn mặt...
Nhưng nhìn chung, trong bộ đồ nghề làm đẹp của phụ nữ có 7 chiếc "đũa thần" cơ bản sau với các yêu cầu riêng về hình dáng và chất liệu để phục vụ cho “đặc thù công việc” của chúng:
1. Cọ đánh nền: Chất liệu lông tổng hợp dày dặn, đầu cọ tù giúp cho các hạt kem tan mịn vào da. 2. Cọ tán phấn bột: Làm từ lông tơ tự nhiên mịn mượt, tán cọ rộng với đầu cọ xiên chéo để có thể phủ phấn vào khóe mũi hay mi mắt dưới. 3. Cọ kẻ môi: Phần lông dài, chắc chắn, không bị tõe, có độ cứng nhất định để kẻ được đường viền sắc nét. Lông tự nhiên hay nhân tạo đều được. 4. Cọ kẻ eyeliner: Có 2 loại. Loại góc cạnh, lông ngắn, cứng, dày, được cắt vát thành góc nhọn, dùng để kẻ những đôi lông mày thanh mảnh hoặc đường viền mắt sắc nét; Loại đầu cọ siêu nhỏ: chất liệu lông tổng hợp, đầu cọ bó chặt, dáng tròn, phù hợp để kẻ eyeliner dạng lỏng hoặc gel. 5. Cọ che khuyết điểm: Sợi lông cọ phải chắc chắn nhưng đủ mềm mại để không làm xước các vùng nhạy cảm như phần da quầng thâm dưới mắt hay quanh các vết chân chim. Hãy chọn loại cọ với lông nhân tạo bóng mượt, khi chạm lên da có cảm giác trượt nhẹ nhàng. Phần đầu cọ phải ở trạng thái chụm, thuận lợi cho việc chấm kem che khuyết điểm vào những nơi nhỏ nhất như khóe mắt, cánh mũi. 6. Cọ tán phấn mắt: Nên được làm từ lông tự nhiên, mềm, đủ rộng để có thể phủ phấn lên cả mí mắt. 7. Cọ đánh má: Cọ đánh má hồng và cọ đánh má nhũ đồng cũng nên có kết cấu khác nhau. - Cọ đánh má hồng: Lông cọ cần được làm từ sợi tóc tự nhiên, tán cọ rộng và vát tròn để có thể che phủ đủ phần gò má. - Cọ đánh má nhũ đồng: Tán cọ mỏng hơn và hình dạng tù hơn (đầu cọ không vát theo đường xuôi tròn mà gần như cắt bằng) giúp tán phấn phớt lên phần gò má, chếch lên thái dương, chấm ở trán, cằm và đỉnh mũi làm gương mặt nồng ấm, hồng hào và khỏe mạnh tự nhiên.
1. Cọ đánh nền: Chất liệu lông tổng hợp dày dặn, đầu cọ tù giúp cho các hạt kem tan mịn vào da. 2. Cọ tán phấn bột: Làm từ lông tơ tự nhiên mịn mượt, tán cọ rộng với đầu cọ xiên chéo để có thể phủ phấn vào khóe mũi hay mi mắt dưới. 3. Cọ kẻ môi: Phần lông dài, chắc chắn, không bị tõe, có độ cứng nhất định để kẻ được đường viền sắc nét. Lông tự nhiên hay nhân tạo đều được. 4. Cọ kẻ eyeliner: Có 2 loại. Loại góc cạnh, lông ngắn, cứng, dày, được cắt vát thành góc nhọn, dùng để kẻ những đôi lông mày thanh mảnh hoặc đường viền mắt sắc nét; Loại đầu cọ siêu nhỏ: chất liệu lông tổng hợp, đầu cọ bó chặt, dáng tròn, phù hợp để kẻ eyeliner dạng lỏng hoặc gel. 5. Cọ che khuyết điểm: Sợi lông cọ phải chắc chắn nhưng đủ mềm mại để không làm xước các vùng nhạy cảm như phần da quầng thâm dưới mắt hay quanh các vết chân chim. Hãy chọn loại cọ với lông nhân tạo bóng mượt, khi chạm lên da có cảm giác trượt nhẹ nhàng. Phần đầu cọ phải ở trạng thái chụm, thuận lợi cho việc chấm kem che khuyết điểm vào những nơi nhỏ nhất như khóe mắt, cánh mũi. 6. Cọ tán phấn mắt: Nên được làm từ lông tự nhiên, mềm, đủ rộng để có thể phủ phấn lên cả mí mắt. 7. Cọ đánh má: Cọ đánh má hồng và cọ đánh má nhũ đồng cũng nên có kết cấu khác nhau. - Cọ đánh má hồng: Lông cọ cần được làm từ sợi tóc tự nhiên, tán cọ rộng và vát tròn để có thể che phủ đủ phần gò má. - Cọ đánh má nhũ đồng: Tán cọ mỏng hơn và hình dạng tù hơn (đầu cọ không vát theo đường xuôi tròn mà gần như cắt bằng) giúp tán phấn phớt lên phần gò má, chếch lên thái dương, chấm ở trán, cằm và đỉnh mũi làm gương mặt nồng ấm, hồng hào và khỏe mạnh tự nhiên.
Lưu ý: - Nên chọn cọ của những nhãn hiệu nổi tiếng để đảm bảo bạn có được công cụ làm đẹp ưng ý. - Cách kiểm tra chất lượng cọ: Dùng cọ quét nhẹ lên da, nếu cọ không khiến da bạn bị đau, trái lại tạo cảm giác mát mượt, đồng thời các sợi lông vẫn chụm lại chứ không bị tõe ra có nghĩa là cọ tốt. - Chất liệu lông: Sợi tự nhiên làm từ lông đuôi dê, đuôi ngựa hay lông sóc rất mềm mượt và cho hiệu quả đều màu khi tán phấn. Các loại cọ nên dùng chất liệu sợi tự nhiên là cọ tán phấn bột, cọ đánh má hồng và cọ tán phấn mắt. Sợi tổng hợp là lựa chọn tốt nhất để tán mỹ phẩm dạng kem: kem che khuyết điểm, eyeliner dạng gel, son môi, kem nền… Sợi tổng hợp cứng hơn sợi tự nhiên, vì thế bạn có thể thao tác chính xác hơn. Sạch mới đẹp Dù là sợi tổng hợp hay sợi tự nhiên, để tán kem hay tán phấn, các loại cọ thường có tuổi thọ là hai năm. Nhưng trong quá trình sử dụng, bạn nên liên tục làm sạch các dụng cụ trang điểm để chúng có thể phục vụ nhu cầu của bạn một cách hiệu quả nhất. Cọ trang điểm Nên làm sạch bộ cọ trang điểm mỗi tuần một lần. Cách làm: tạo bọt từ một chút sữa rửa mặt, sữa tắm hoặc dầu gội đầu lên lòng bàn tay, xoáy nhẹ lông cọ trong lòng bàn tay cho đến khi chúng được phủ đều bởi bọt xà phòng, sau đó đưa cây cọ xuôi theo vòi nước, để nước chảy xuống làm sạch bọt xà phòng.
Lưu ý: Cần vuốt đầu cọ xuôi xuống để cọ giữ nguyên hình dáng. Không tõe các sợi lông ra, không vò nát và không ngâm đầu cọ vào nước, bởi nước có thể làm hỏng mối nối giữa các sợi lông với thân cọ. Cuối cùng, thấm hết nước bằng khăn bông rồi để cọ khô tự nhiên trong điều kiện nằm ngang (không nên dốc ngược khiến nước chảy ngược vào thân cọ). Các loại cọ nhỏ như cọ che khuyết điểm, cọ tán phấn mắt… sẽ khô trong khoảng 1 giờ. Cọ tán dày và rộng hơn như cọ đánh má hay cọ tán phấn bột sẽ khô trong khoảng 5 giờ đồng hồ. Khi không dùng đến cọ, hãy bảo quản chúng trong những chiếc túi dành riêng cho cọ trang điểm và cuộn túi lại để tránh bụi bẩn xâm nhập. Hoặc bạn có thể cắm cọ tạm thời vào một chiếc cốc và để ở nơi khô thoáng, sạch sẽ, ít bụi. Các loại cọ dùng để tán màu khác nhau (như cọ đánh má hồng và cọ đánh mắt khói đen) không nên để gần nhau. Cọ đánh son môi nên có nắp đậy, bởi chúng rất dễ bắt bụi. Tốt nhất, nên có vài chiếc cọ tán son để dùng cho nhiều màu son khác nhau. Nếu bạn chỉ có một chiếc cọ đánh son, hãy rửa sạch sau mỗi lần dùng để có được màu son chính xác nhất cho những lần tiếp theo. Mút trang điểm Miếng mút trang điểm là trợ thủ đắc lực cho việc tán kem nền. Chúng miết kem vào da khiến lớp nền của bạn trở nên mịn và mỏng như da thật. Tuy nhiên chính tính chất này đã khiến mút trang điểm trở thành nơi mất vệ sinh nhất với kem thừa, chất dầu từ da bạn, bụi bẩn và vi khuẩn từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào. Bởi vậy, bạn cần làm sạch mút trang điểm ngay sau mỗi lần dùng. Cách làm: Thấm miếng mút trong nước, thêm một giọt sữa tắm hoặc sữa rửa mặt công thức nhẹ, bóp từ từ để đẩy các chất bẩn ra ngoài, tiếp tục bóp miếng mút dưới nước sạch rồi để khô tự nhiên. Các chuyên gia trang điểm có một nguyên tắc là không bao giờ dùng một miếng mút trang điểm đến hai lần. Tuy nhiên, nếu đã chọn mua loại mút trang điểm tốt, bạn vẫn có thể làm sạch chúng thường xuyên để dùng được nhiều lần. Kẹp uốn mi Nên chú ý đến hai miếng đệm cao su lót trong chiếc kẹp mi vì đó chính là nơi vi khuẩn "quần tụ" nhiều nhất. Để bảo vệ mí mắt và lông mi, bạn hãy chọn mua loại kẹp mi có dự trữ các miếng đệm thay thế. Dụng cụ trang điểm quả là rất hữu ích, nhưng những ngón tay của bạn cũng hữu ích không kém. Thậm chí, việc dùng ngón tay thay cho những cây cọ còn có những ưu điểm vượt trội bởi khi để những lớp kem trang điểm trong lòng bàn tay, nhiệt độ cơ thể bạn đã làm chúng ấm lên, mềm ra, và việc áp chúng lên mặt trở nên dễ dàng, hiệu quả hơn. Khi trực tiếp tán kem bằng các đầu ngón tay, bạn còn kiểm soát được độ mỏng-dày của lớp kem và biết đâu là điểm dừng khiến lớp trang điểm mỏng, mịn, tự nhiên như hòa vào làm một cùng với làn da. Tất nhiên là bạn cần phải rửa thật sạch tay trước khi xài nó thay cho cọ trang điểm. Một số cách vệ sinh cọ hiệu quả 1. Đổ cồn vào bát, nhúng cọ vào dung dịch cồn, xoay nhẹ cho các hạt phấn rơi ra. Để cọ khô tự nhiên. 2. Pha giấm với nước theo tỉ lệ 2:1, xoay đầu cọ trong dung dịch đó rồi xả lại với nước. 3. Xoay đầu cọ trên chiếc khăn ướt hoặc giấy tẩy trang rồi dùng khăn/giấy vuốt theo chiều dài lông cọ để lấy đi các chất bẩn và vi khuẩn./.
(Đẹp/Vietnam+)