Ung thư ruột thường được coi là căn bệnh của những người cao tuổi và là một trong những bệnh ung thư nội tạng phổ biến nhất ở Australia, nhưng một nghiên cứu y học mới nhất cho thấy bệnh này đang ngày càng ảnh hưởng đến giới trẻ của nước này.
Mỗi năm tại Australia có khoảng 4.500 người tử vong vì bệnh ung thư ruột và đa số phát bệnh ở độ tuổi trung niên trở lên. Tuy nhiên, các bác sĩ cho biết hiện ngày càng có nhiều bệnh nhân trong độ tuổi 20 và 30.
Giáo sư phẫu thuật ruột Graeme Newstead cho biết một nghiên cứu gần đây tại Mỹ cho thấy xu hướng ngày càng tăng số lượng người trẻ tuổi bị ung thư ruột và điều này đang thể hiện rõ tại Australia.
Ông Newstead nói: "Các số liệu hiện nay cho thấy độ tuổi bắt đầu bị căn bệnh ung thư ruột tấn công hiện không còn tập trung ở lứa tuổi 60, 70 và 90 như cách suy nghĩ truyền thống, mà xảy ra ở cả độ tuổi 30, 40 và rõ nhất là lứa tuổi 50."
Dự báo trong năm 2010 sẽ có 13.000 người Australia được chẩn đoán bị ung thư ruột, trong đó 4.500 người sẽ tử vong.
Theo Giáo sư Newstead, thông thường mãi đến khi năm 50 tuổi thì người ta mới đi xét nghiệm căn bệnh này và thói quen này cần phải thay đổi. Ông nhấn mạnh: "Trong một thế giới hoàn hảo thì mọi người đều được soi ruột kết nhằm tìm kiếm các khối polyp ở ruột để loại bỏ chúng. Do vậy, bạn cần bắt đầu tiến hành chụp phim khi vào độ tuổi 40 thay vì tới năm 50 tuổi mới làm việc này."
Chị Jodie Olsen, được chẩn đoán bị ung thư ruột khi mới 39 tuổi, cho biết đây thực sự là một cú sốc không thể tin được. Bà mẹ của bốn đứa con hiện sống tại Sydney này đã đi gặp bác sĩ để khám bệnh zona, nhưng lại được thông báo mắc bệnh ung thư ruột mặc dù các triệu chứng không rõ ràng. Trong thời gian gần đây, chị chỉ cảm thấy mệt mỏi nhưng không hề bị chảy máu khi đi vệ sinh hay sụt cân như các bệnh nhân khác.
Câu chuyện của chị Olsen ngày càng trở nên phổ biến ở Australia và chị muốn mọi người dân nâng cao nhận thức về bệnh ung thư ruột, đồng thời khuyến khích mọi người đi làm xét nghiệm.
Hiện Quỹ Ung thư ruột đang kêu gọi Chính phủ Australia tiếp tục tài trợ cho chương trình chiếu chụp ung thư ruột quốc gia, dự kiến sẽ kết thúc vào năm 2011./.
Mỗi năm tại Australia có khoảng 4.500 người tử vong vì bệnh ung thư ruột và đa số phát bệnh ở độ tuổi trung niên trở lên. Tuy nhiên, các bác sĩ cho biết hiện ngày càng có nhiều bệnh nhân trong độ tuổi 20 và 30.
Giáo sư phẫu thuật ruột Graeme Newstead cho biết một nghiên cứu gần đây tại Mỹ cho thấy xu hướng ngày càng tăng số lượng người trẻ tuổi bị ung thư ruột và điều này đang thể hiện rõ tại Australia.
Ông Newstead nói: "Các số liệu hiện nay cho thấy độ tuổi bắt đầu bị căn bệnh ung thư ruột tấn công hiện không còn tập trung ở lứa tuổi 60, 70 và 90 như cách suy nghĩ truyền thống, mà xảy ra ở cả độ tuổi 30, 40 và rõ nhất là lứa tuổi 50."
Dự báo trong năm 2010 sẽ có 13.000 người Australia được chẩn đoán bị ung thư ruột, trong đó 4.500 người sẽ tử vong.
Theo Giáo sư Newstead, thông thường mãi đến khi năm 50 tuổi thì người ta mới đi xét nghiệm căn bệnh này và thói quen này cần phải thay đổi. Ông nhấn mạnh: "Trong một thế giới hoàn hảo thì mọi người đều được soi ruột kết nhằm tìm kiếm các khối polyp ở ruột để loại bỏ chúng. Do vậy, bạn cần bắt đầu tiến hành chụp phim khi vào độ tuổi 40 thay vì tới năm 50 tuổi mới làm việc này."
Chị Jodie Olsen, được chẩn đoán bị ung thư ruột khi mới 39 tuổi, cho biết đây thực sự là một cú sốc không thể tin được. Bà mẹ của bốn đứa con hiện sống tại Sydney này đã đi gặp bác sĩ để khám bệnh zona, nhưng lại được thông báo mắc bệnh ung thư ruột mặc dù các triệu chứng không rõ ràng. Trong thời gian gần đây, chị chỉ cảm thấy mệt mỏi nhưng không hề bị chảy máu khi đi vệ sinh hay sụt cân như các bệnh nhân khác.
Câu chuyện của chị Olsen ngày càng trở nên phổ biến ở Australia và chị muốn mọi người dân nâng cao nhận thức về bệnh ung thư ruột, đồng thời khuyến khích mọi người đi làm xét nghiệm.
Hiện Quỹ Ung thư ruột đang kêu gọi Chính phủ Australia tiếp tục tài trợ cho chương trình chiếu chụp ung thư ruột quốc gia, dự kiến sẽ kết thúc vào năm 2011./.
Đoàn Hùng/Sydney (Vietnam+)