Bỉ ghi nhận trường hợp tử vong đầu tiên nghi do thuốc lá điện tử

Trả lời chất vấn trước Quốc hội Bỉ, Bộ trưởng Y tế Maggie De Block cho biết nhà chức trách nghi ngờ ca tử vong vì viêm phổi nặng nói trên có liên quan tới thuốc lá điện tử.
Bỉ ghi nhận trường hợp tử vong đầu tiên nghi do thuốc lá điện tử ảnh 1Người dân hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nhà chức trách Bỉ ngày 15/11 ghi nhận trường hợp một thanh niên 18 tuổi tử vong vì suy hô hấp được cho là do thuốc lá điện tử và một hợp chất độc hại trong thuốc lá điện tử.

Trường hợp trên tương tự một loạt ca tử vong tại Mỹ được cho là do tinh dầu vitamin E acetate. Tinh dầu này được sử dụng như chất làm đặc trong tinh dầu thuốc lá điện tử có chứa hợp chất THC (tetrahydrocannabinol), một thành phần trong cây gai dầu (cây cần sa).

Trả lời chất vấn trước Quốc hội Bỉ, Bộ trưởng Y tế Maggie De Block cho biết nhà chức trách nghi ngờ ca tử vong vì viêm phổi nặng nói trên có liên quan tới thuốc lá điện tử. Hiện công tác điều tra vẫn đang được tiến hành nhằm củng cố thêm cho nghi vấn này.

Cuộc chất vấn trên được tiến hành sau khi một số hãng truyền thông đưa tin về trường hợp tử vong của anh Raphael tại thủ đô Brussels hôm 6/11 vừa qua.

[Thuốc lá điện tử có công dụng cai thuốc như quảng cáo?]

Người này từng sử dụng thuốc lá điện tử có chứa một chất dẫn xuất từ cây gai dầu. Theo các phát hiện mới đây, dẫn xuất này có tên gọi canabinoit (CBD) là một hợp chất phổ biến và hợp pháp có đặc tính dịu nhẹ, song cũng được bán tại chợ đen cùng với các chất độc hại và trái phép khác.

Trong báo cáo được công bố hồi tháng Bảy vừa qua, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhấn mạnh thuốc lá điện tử "thực sự độc hại" và không thể được khuyên dùng như một công cụ giúp từ bỏ việc hút thuốc lá.

Giới chức y tế tại Mỹ đánh giá thuốc lá điện tử "độc hại" đối với thanh niên, trong khi số lượng người sử dụng ở lứa tuổi trung học đã tăng gấp gần 2 lần chỉ trong hai năm 2017-2018.

Vitamin E acetate được tìm thấy trong nhiều thực phẩm và cũng được sử dụng trong nhiều loại thực phẩm chức năng cùng các mặt hàng mỹ phẩm như kem dưỡng da. Tuy nhiên, chất này sẽ tác động xấu tới phổi nếu hít phải./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Chuyên gia sức khỏe khuyến nghị chỉ nên ăn từ 20–25 hạt hạnh nhân/ngày và uống đủ nước đi kèm. (Ảnh: iStock)

8 mối nguy tiềm ẩn khi lạm dụng hạnh nhân mỗi ngày

Hạnh nhân nổi tiếng là loại "hạt vàng” cho sức khỏe, nhưng tiêu thụ quá nhiều có thể gây các tác dụng phụ nghiêm trọng như rối loạn tiêu hóa, tăng cân, ngộ độc vitamin E và các vấn đề sức khỏe khác.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng nhiều loại độc tố từ môi trường có thể làm tăng nguy cơ mắc Parkinson, đặc biệt là thuốc trừ sâu. (Nguồn: Vietnam+)

Thuốc trừ sâu làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa BMJ dự đoán rằng số người mắc bệnh Parkinson trên toàn thế giới có thể tăng hơn gấp đôi - từ 11,9 triệu người vào 2021 lên hơn 25 triệu người vào 2050.