Vườn Quốc gia Tràm Chim, ở huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp, có tổng diện tích tự nhiên 7.313ha, với thảm thực vật phong phú gồm hơn 130 loài thực vật bậc cao.
Hệ chim nước có 231 loài, thủy sản có 130 loài cá nước ngọt và 185 loài thực vật nổi, 93 loài động vật nổi, 90 loài động vật đáy.
Đây là khu Ramsar thứ 2.000 của thế giới đang được bảo tồn đa dạng sinh học. Tuy nhiên, Ban Giám đốc Vườn Quốc gia Tràm Chim dự báo có nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến đa dạng sinh học do tác động của biến đổi khí hậu, áp lực dân số di cư và từ các đập thủy điện trên thượng nguồn.
Giám đốc Vườn Quốc gia Tràm Chim Nguyễn Văn Hùng cảnh báo nguy cơ ảnh hưởng của biến đối khí hậu đến da dạng sinh học của Vườn như tình trạng lũ lụt, hạn hán, cháy rừng, xói mòn, sụt lở đất, dịch cúm và các loài ngoại lai xâm hại, sẽ làm cho sự suy thoái đa dạng sinh học nhanh hơn, tăng nguy cơ tuyệt chủng của nhiều loài động, thực vật, làm biến mất các nguồn gen quý hiếm.
Tác động của biến đổi khí hậu cũng sẽ làm thay đổi chuỗi thức ăn của các loài thủy sản, trong đó nhiệt độ đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật nói chung và các loài thủy sản nói riêng. Thay đổi nhiệt độ còn là điều kiện phát sinh của nhiều loài dịch bệnh.
Biến đổi khí hậu có xu hướng làm nhiệt độ ngày càng tăng, hệ quả là hạn hán, nước cạn kiệt, dễ cháy trong mùa khô. Những tác động đó làm ảnh hưởng đến điều kiện sống của một số loài chim di cư, đặc biệt là sếu đầu đỏ. Khi một trong các bãi ăn thiếu nước uống hoặc không còn thức ăn thì sếu lập tức bỏ đi.
Gần đây, sếu đã hạn chế đến các bãi khu A2 (bãi nước uống), bãi khu A3 và khu A4 thiếu thức ăn. Số lượng sếu này đã giảm từ 1.052 con năm 1988 xuống hiện còn hơn 50 con.
Đối với các loài thực vật, biến đổi khí hậu sẽ làm cho hệ sinh thái này ảnh hưởng nặng nề. Đặc biệt là quần xã rừng tràm, nếu bị ngập nước lâu ngày sẽ bị đổ ngã hoặc kém phát triển; nếu quá khô tràm rất dễ cháy gây ảnh hưởng đến đa dạng sinh học của Vườn.
Biến đổi khí hậu còn tác động đến tình hình thủy văn, yếu tố quyết định đến hệ sinh thái đất ngập nước Tràm Chim, có thể sẽ làm cho việc quản lý thủy văn tại Tràm Chim gặp nhiều khó khăn.
Bên cạnh đó, áp lực về dân số và di cư cũng ảnh hưởng đến Vườn Quốc gia Tràm Chim. Đa số người dân sống xung quanh Vườn có trình độ dân trí thấp, chưa am hiểu về giá trị của tài nguyên thiên nhiên đối với cuộc sống con người. Họ thường xuyên xâm nhập trái phép, khai thác làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên trong Vườn Quốc gia, nhất là việc sử dụng ngư cụ khai thác thủy sản mang tính hủy diệt như lưới điện, cào điện vô ý gây cháy rừng.
Mặt khác, việc xây dựng các đập thủy điện trên thượng nguồn, có khả năng tác động lớn đến đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Vườn quốc gia Tràm Chim nói riêng. Ảnh hưởng trực tiếp có thể làm mất đi một số loài cá không trở về thượng nguồn sinh sản, giảm nguồn thức ăn của các loài chim nước. Ảnh hưởng đến dòng chảy sẽ làm thay đổi chế độ thủy văn, gây tác động rất lớn đến hệ động, thực vật.
Trước nguy cơ ảnh hưởng đến đa dạng sinh học Vườn quốc gia Tràm Chim, tỉnh Đồng Tháp đã phê duyệt quy hoạch và đầu tư 208 tỷ đồng cho việc bảo tồn, phát triển bền vững Vườn quốc gia này giai đoạn 2013-2020, nhằm bảo vệ và bảo tồn khu rừng đặc dụng với các cảnh quan tiêu biểu, hệ sinh thái đất ngập nước đặc thù, các loài động, thực vật quý, hiếm của vùng Đồng Tháp Mười, một vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế của một khu Ramsar.
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Văn Dương đã yêu cầu Ban giám đốc Vườn sớm nghiên cứu tạo môi trường sống tốt, bảo vệ các loài động, thực vật quí hiếm như sếu, lúa trời là biểu tượng của Vườn để bảo tồn cho thế hệ mai sau; tạo nguồn thức ăn, tạo gen cho các loài đặt trưng của vùng Đồng Tháp Mười tiếp tục sinh sống, phát triển và thường xuyên thống kê, điều tra hàng năm để có giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học của Vườn./.
Hệ chim nước có 231 loài, thủy sản có 130 loài cá nước ngọt và 185 loài thực vật nổi, 93 loài động vật nổi, 90 loài động vật đáy.
Đây là khu Ramsar thứ 2.000 của thế giới đang được bảo tồn đa dạng sinh học. Tuy nhiên, Ban Giám đốc Vườn Quốc gia Tràm Chim dự báo có nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến đa dạng sinh học do tác động của biến đổi khí hậu, áp lực dân số di cư và từ các đập thủy điện trên thượng nguồn.
Giám đốc Vườn Quốc gia Tràm Chim Nguyễn Văn Hùng cảnh báo nguy cơ ảnh hưởng của biến đối khí hậu đến da dạng sinh học của Vườn như tình trạng lũ lụt, hạn hán, cháy rừng, xói mòn, sụt lở đất, dịch cúm và các loài ngoại lai xâm hại, sẽ làm cho sự suy thoái đa dạng sinh học nhanh hơn, tăng nguy cơ tuyệt chủng của nhiều loài động, thực vật, làm biến mất các nguồn gen quý hiếm.
Tác động của biến đổi khí hậu cũng sẽ làm thay đổi chuỗi thức ăn của các loài thủy sản, trong đó nhiệt độ đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật nói chung và các loài thủy sản nói riêng. Thay đổi nhiệt độ còn là điều kiện phát sinh của nhiều loài dịch bệnh.
Biến đổi khí hậu có xu hướng làm nhiệt độ ngày càng tăng, hệ quả là hạn hán, nước cạn kiệt, dễ cháy trong mùa khô. Những tác động đó làm ảnh hưởng đến điều kiện sống của một số loài chim di cư, đặc biệt là sếu đầu đỏ. Khi một trong các bãi ăn thiếu nước uống hoặc không còn thức ăn thì sếu lập tức bỏ đi.
Gần đây, sếu đã hạn chế đến các bãi khu A2 (bãi nước uống), bãi khu A3 và khu A4 thiếu thức ăn. Số lượng sếu này đã giảm từ 1.052 con năm 1988 xuống hiện còn hơn 50 con.
Đối với các loài thực vật, biến đổi khí hậu sẽ làm cho hệ sinh thái này ảnh hưởng nặng nề. Đặc biệt là quần xã rừng tràm, nếu bị ngập nước lâu ngày sẽ bị đổ ngã hoặc kém phát triển; nếu quá khô tràm rất dễ cháy gây ảnh hưởng đến đa dạng sinh học của Vườn.
Biến đổi khí hậu còn tác động đến tình hình thủy văn, yếu tố quyết định đến hệ sinh thái đất ngập nước Tràm Chim, có thể sẽ làm cho việc quản lý thủy văn tại Tràm Chim gặp nhiều khó khăn.
Bên cạnh đó, áp lực về dân số và di cư cũng ảnh hưởng đến Vườn Quốc gia Tràm Chim. Đa số người dân sống xung quanh Vườn có trình độ dân trí thấp, chưa am hiểu về giá trị của tài nguyên thiên nhiên đối với cuộc sống con người. Họ thường xuyên xâm nhập trái phép, khai thác làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên trong Vườn Quốc gia, nhất là việc sử dụng ngư cụ khai thác thủy sản mang tính hủy diệt như lưới điện, cào điện vô ý gây cháy rừng.
Mặt khác, việc xây dựng các đập thủy điện trên thượng nguồn, có khả năng tác động lớn đến đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Vườn quốc gia Tràm Chim nói riêng. Ảnh hưởng trực tiếp có thể làm mất đi một số loài cá không trở về thượng nguồn sinh sản, giảm nguồn thức ăn của các loài chim nước. Ảnh hưởng đến dòng chảy sẽ làm thay đổi chế độ thủy văn, gây tác động rất lớn đến hệ động, thực vật.
Trước nguy cơ ảnh hưởng đến đa dạng sinh học Vườn quốc gia Tràm Chim, tỉnh Đồng Tháp đã phê duyệt quy hoạch và đầu tư 208 tỷ đồng cho việc bảo tồn, phát triển bền vững Vườn quốc gia này giai đoạn 2013-2020, nhằm bảo vệ và bảo tồn khu rừng đặc dụng với các cảnh quan tiêu biểu, hệ sinh thái đất ngập nước đặc thù, các loài động, thực vật quý, hiếm của vùng Đồng Tháp Mười, một vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế của một khu Ramsar.
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Văn Dương đã yêu cầu Ban giám đốc Vườn sớm nghiên cứu tạo môi trường sống tốt, bảo vệ các loài động, thực vật quí hiếm như sếu, lúa trời là biểu tượng của Vườn để bảo tồn cho thế hệ mai sau; tạo nguồn thức ăn, tạo gen cho các loài đặt trưng của vùng Đồng Tháp Mười tiếp tục sinh sống, phát triển và thường xuyên thống kê, điều tra hàng năm để có giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học của Vườn./.
Nguyễn Văn Trí (TTXVN)