Bình Định: Di dời người dân dưới chân núi Cấm tới khu tái định cư

Tỉnh Bình Định sẽ xây dựng khu tái định cư, diện tích khoảng 4,5ha để di dời 117 hộ dân với hơn 400 nhân khẩu sinh sống dưới chân núi Cấm đến nơi ở ổn định.
Bình Định: Di dời người dân dưới chân núi Cấm tới khu tái định cư ảnh 1Bùn đất dày trên 30cm tràn xuống đường bê tông thôn Chánh Thắng. (Ảnh: Tường Quân/TTXVN)

Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định về việc Công bố tình huống khẩn cấp sự cố sạt lở núi Cấm thuộc thôn Chánh Thắng, xã Cát Thành, huyện Phù Cát.

Tỉnh Bình Định sẽ xây dựng khu tái định cư, diện tích khoảng 4,5ha để di dời 117 hộ dân với hơn 400 nhân khẩu sinh sống dưới chân núi Cấm đến nơi ở ổn định; đồng thời, khẩn cấp đào dọn toàn bộ khối lượng đất đá sạt lở và vận chuyển đến bãi thải.

Bình Định cũng yêu cầu các ban, ngành liên quan nghiên cứu giải pháp hạn chế sự cố sạt lở tại khu vực này, chuyển đổi rừng sản xuất sang rừng phòng hộ, tạm dừng khai thác cây trồng hiện có, từng bước khôi phục rừng tự nhiên tại núi Cấm.

Trong văn bản gửi Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai mới đây, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Định đề nghị hỗ trợ gần 220 tỷ đồng khắc phục hậu quả do mưa lũ gây ra, trong đó kinh phí hỗ trợ di dân ra khỏi khu vực sạt lở núi Cấm là 50 tỷ đồng.

[Bình Định: Núi Cấm tiếp tục sạt lở, nhà dân ngập trong bùn đất]

Hiện nay, chính quyền địa phương đang thực hiện thủ tục đăng ký sử dụng đất, khảo sát vị trí, lập dự toán thiết kế để tiến hành xây dựng khu tái định cư mới cách vị trí nhà dân bị ảnh hưởng khoảng 2km. Các hộ dân trong vùng bị ảnh hưởng sạt lở núi Cấm đã thống nhất vị trí và phương án di dời.

Ủy ban Nhân dân huyện Phù Cát tiếp tục theo dõi sát tình hình sạt lở tại khu vực núi Cấm và cử lực lượng cảnh báo không cho người dân đến gần khu vực sạt lở, khu vực có nguy cơ tiếp tục sạt lở tại núi Cấm.

Trước đó, trong tháng 11/2021, mưa lớn trên địa bàn huyện Phù Cát với tổng lượng mưa hơn 1.450mm gây sạt lở tại núi Cấm, khiến khối lượng hơn 35.000m3 đất đá tràn xuống 40 ngôi nhà của người dân. Hệ thống giao thông, thủy lợi dưới chân núi cũng bị hư hại nghiêm trọng.

Những ngày qua, trên địa bàn tỉnh tiếp tục có mưa lớn ở một số nơi, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Định đã có cảnh báo nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở tại một số khu vực vùng núi./.

Bùn đất dày trên 30cm tràn xuống đường bê tông thôn Chánh Thắng. (Ảnh: Tường Quân/TTXVN)
Bùn đất dày trên 30cm tràn xuống đường bê tông thôn Chánh Thắng. (Ảnh: Tường Quân/TTXVN)
Một tảng đá lớn trên núi Cấm sạt lở xuống chân núi, ngay sát nhà dân. (Ảnh: Tường Quân/TTXVN)
Một tảng đá lớn trên núi Cấm sạt lở xuống chân núi, ngay sát nhà dân. (Ảnh: Tường Quân/TTXVN)
Một lượng lớn bùn đất và nước đục dưới chân núi chảy tràn vào nhà dân. (Ảnh: Tường Quân/TTXVN)
Một lượng lớn bùn đất và nước đục dưới chân núi chảy tràn vào nhà dân. (Ảnh: Tường Quân/TTXVN)
Người dân dựng các đê tạm để ngăn bùn đất trôi vào nhà. (Ảnh: Tường Quân/TTXVN)
Người dân dựng các đê tạm để ngăn bùn đất trôi vào nhà. (Ảnh: Tường Quân/TTXVN)
Người dân nạo vét bùn đất trên đường bêtông. (Ảnh: Tường Quân/TTXVN)
Người dân nạo vét bùn đất trên đường bêtông. (Ảnh: Tường Quân/TTXVN)
 Chị Đặng Thị Hiền cố sức nạo vét bùn đất trôi vào nhà. (Ảnh: Tường Quân/TTXVN)
Chị Đặng Thị Hiền cố sức nạo vét bùn đất trôi vào nhà. (Ảnh: Tường Quân/TTXVN)
Ngôi nhà của anh Mai Công Phi (thôn Chánh Thắng) ngập tràn bùn đất. (Ảnh: Tường Quân/TTXVN)
Ngôi nhà của anh Mai Công Phi (thôn Chánh Thắng) ngập tràn bùn đất. (Ảnh: Tường Quân/TTXVN)
Núi Cấm liên tiếp sạt lở 3 lần từ ngày 14/11 đến nay, cuốn theo hàng nghìn m3 đất trôi xuống nhà dân. (Ảnh: Tường Quân/TTXVN)
Núi Cấm liên tiếp sạt lở 3 lần từ ngày 14/11 đến nay, cuốn theo hàng nghìn m3 đất trôi xuống nhà dân. (Ảnh: Tường Quân/TTXVN)
Núi Cấm tiếp tục sạt lở thêm trong sáng 16/11. (Ảnh: Tường Quân/TTXVN)
Núi Cấm tiếp tục sạt lở thêm trong sáng 16/11. (Ảnh: Tường Quân/TTXVN)
Một ngôi nhà bị bùn đất trôi vào nhà không thể đi được. (Ảnh: Tường Quân/TTXVN)
Một ngôi nhà bị bùn đất trôi vào nhà không thể đi được. (Ảnh: Tường Quân/TTXVN)
Tuyến đường bêtông chính của thôn Chánh Thắng ngập tràn bùn đất từ trong núi chảy ra. (Ảnh: Tường Quân/TTXVN)
Tuyến đường bêtông chính của thôn Chánh Thắng ngập tràn bùn đất từ trong núi chảy ra. (Ảnh: Tường Quân/TTXVN)

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục