Ngày 13/10, Chính phủ Bồ Đào Nha đã công bố ngân sách năm 2012 với những biện pháp "thắt lưng buộc bụng" được siết chặt hơn nhằm đáp ứng các mục tiêu nhận cứu trợ vỡ nợ từ Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Phát biểu trên truyền hình sau khi Nội các thông qua ngân sách mới, Thủ tướng Pedro Passos Coelho cho biết Bồ Đào Nha đang trải qua thời kỳ khẩn cấp, kinh tế suy yếu buộc Lisbon phải thực hiện quá trình điều chỉnh một cách kiên quyết với những biện pháp nghiêm ngặt hơn.
Ông Coelho thừa nhận nếu không áp dụng những biện pháp như vậy, chính phủ sẽ không có tiền để trả lương hoặc nhập khẩu những mặt hàng thiết yếu, đồng thời khẳng định mục tiêu của những biện pháp này là đảm bảo việc làm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Theo kế hoạch trên, Lisbon sẽ ngừng trả lương tháng 13 cho viên chức có thu nhập trên 1.000 euro (1.378 USD/tháng). Người làm công trong khu vực tư nhân sẽ phải làm việc thêm nửa giờ mỗi ngày. Thuế VAT sẽ tăng trong khi ngân sách cho y tế và giáo dục sẽ giảm.
Ông Coelho cam kết những biện pháp tăng cường sẽ chỉ được áp dụng tạm thời trong khuôn khổ chương trình xin cứu trợ vỡ nợ.
Theo kế hoạch, Quốc hội Bồ Đào Nha sẽ thảo luận về ngân sách mới do chính phủ đệ trình vào ngày 17/10 tới. Các nhà quan sát dự đoán kế hoạch này nhiều khả năng sẽ được Quốc hội chấp thuận do liên minh cầm quyền đang chiếm đa số tuyệt đối trong cơ quan lập pháp Bồ Đào Nha.
Với mức nợ công lên tới 93% Tổng sản phẩm quốc nội trong năm 2010, Bồ Đào Nha đặt mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách từ 9,8% trong năm ngoái xuống còn 5,9% vào cuối năm nay. Nước này cũng đang thực hiện các biện pháp khắc khổ nhằm đổi lấy gói cứu trợ vỡ nợ trị giá 78 tỷ euro (113 tỷ USD) từ EU và IMF./.
Phát biểu trên truyền hình sau khi Nội các thông qua ngân sách mới, Thủ tướng Pedro Passos Coelho cho biết Bồ Đào Nha đang trải qua thời kỳ khẩn cấp, kinh tế suy yếu buộc Lisbon phải thực hiện quá trình điều chỉnh một cách kiên quyết với những biện pháp nghiêm ngặt hơn.
Ông Coelho thừa nhận nếu không áp dụng những biện pháp như vậy, chính phủ sẽ không có tiền để trả lương hoặc nhập khẩu những mặt hàng thiết yếu, đồng thời khẳng định mục tiêu của những biện pháp này là đảm bảo việc làm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Theo kế hoạch trên, Lisbon sẽ ngừng trả lương tháng 13 cho viên chức có thu nhập trên 1.000 euro (1.378 USD/tháng). Người làm công trong khu vực tư nhân sẽ phải làm việc thêm nửa giờ mỗi ngày. Thuế VAT sẽ tăng trong khi ngân sách cho y tế và giáo dục sẽ giảm.
Ông Coelho cam kết những biện pháp tăng cường sẽ chỉ được áp dụng tạm thời trong khuôn khổ chương trình xin cứu trợ vỡ nợ.
Theo kế hoạch, Quốc hội Bồ Đào Nha sẽ thảo luận về ngân sách mới do chính phủ đệ trình vào ngày 17/10 tới. Các nhà quan sát dự đoán kế hoạch này nhiều khả năng sẽ được Quốc hội chấp thuận do liên minh cầm quyền đang chiếm đa số tuyệt đối trong cơ quan lập pháp Bồ Đào Nha.
Với mức nợ công lên tới 93% Tổng sản phẩm quốc nội trong năm 2010, Bồ Đào Nha đặt mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách từ 9,8% trong năm ngoái xuống còn 5,9% vào cuối năm nay. Nước này cũng đang thực hiện các biện pháp khắc khổ nhằm đổi lấy gói cứu trợ vỡ nợ trị giá 78 tỷ euro (113 tỷ USD) từ EU và IMF./.
(TTXVN/Vietnam+)