Để tìm giải pháp chống ùn tắc cho Hà Nội, Bộ Giao thông Vận tải đã có văn bản đề xuất giờ làm việc, học tập và kinh doanh thương mại tại Hà Nội trình Thủ tướng Chính phủ. Ngay sau đó, Ủy ban Nhân dân Thành phố cũng đã có phương án riêng của mình. Cách thức, phương án, đề xuất có thể khác nhau, nhưng mục tiêu cuối cùng của cả 2 cơ quan này vẫn là giảm ách tắc mà không gây quá xáo trộn đến đời sống người dân.
Theo Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Mạnh Hùng, từ nhiều năm nay, Chính phủ và các ban ngành liên quan đã đưa ra nhiều giải pháp giảm ùn tắc trong các Nghị quyết 22, Nghị quyết 16, Nghị quyết 88 nhưng chưa đem lại nhiều kết quả trong khi số lượng phương tiện gia tăng mỗi năm tăng 10%, ùn tắc giao thông ở hai đô thị lớn nhất cả nước đã đến ngưỡng.
“Để giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông, trong khi cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được thì biện pháp đi trước là điều chỉnh giờ làm là cần thiết và làm ngay vì không tốn tiền và mất thời gian, chỉ là điều chỉnh sớm, muộn chút giảm tải cho giao thông qua số liệu thống kê người tham gia giao thông của bộ và sở ngành liên quan,” Thứ trưởng Hùng chia sẻ.
Thứ trưởng Hùng lý giải cho việc phải tiến hành đổi giờ, dù phương án mà Hà Nội và Bộ Giao thông Vận tải trình Chính phủ có khác nhau, nhưng cùng chung một mục đích là cần điều chỉnh giờ làm.
Đưa ra cơ sở thực tiễn, theo Thứ trưởng Hùng, phương án mà Hà Nội trình do Sở Giao thông Vận tải nghiên cứu và đề xuất cũng là dựa trên phương án mà Bộ đã trình trước đó. Xét một cách tổng thể, cả Bộ Giao thông Vận tải và Hà Nội đều tập trung vào đối tượng cần điều chỉnh là học sinh, sinh viên và công chức.
Thứ trưởng Hùng cũng khẳng định, điều chỉnh giờ học, làm việc có ý kiến thành phố Hà Nội và Bộ Giao thông Vận tải “vênh” nhau là không có. Chuyện đưa ra các phương án khác nhau về giờ là rất bình thường. Với đề án Hà Nội trình Chính phủ thì Bộ Giao thông Vận tải cũng thống nhất về giờ điều chỉnh với các nhóm học sinh, sinh viên đi sớm hơn và về muộn hơn. Quan điểm của Bộ là giữa cơ quan trung ương và địa phương, khoảng cách giãn giờ ra càng dài càng tốt, tạo sự chênh lệch.
Theo Thứ trưởng Hùng, không chỉ riêng đề xuất của Hà Nội mà với bất kỳ một đề xuất của một ban, ngành chức năng, nghiên cứu nào, nếu là tốt hơn, tối ưu hơn thì Bộ Giao thông Vận tải đều ủng hộ.
Trước câu hỏi so sánh hiệu quả giữa hai phương án của Bộ Giao thông Vận tải và Hà Nội? Thứ trưởng Lê Mạnh Hùng cho hay, khi có nhiều phương án thì càng dễ lựa chọn, so sánh. Tuy nhiên, quyết định cuối cùng sẽ do Chính phủ quyết. Quy trình sẽ là Chính phủ lấy ý kiến từ các bộ ngành rồi đưa ra phương án cuối. Về phía bộ và Hà Nội sẽ thực thi vì mục đich cuối cùng là giảm ùn tắc và đi lại thông thoáng, an toàn hơn.
Ngoài ra, theo Thứ trưởng Hùng, cùng với điều chỉnh giờ làm nếu không tiến hành hạn chế xe cá nhân, phát triển vận tải hành khách công cộng thì sẽ lặp lại bài học ùn tắc của Thái Lan 10 năm trước./.
Theo Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Mạnh Hùng, từ nhiều năm nay, Chính phủ và các ban ngành liên quan đã đưa ra nhiều giải pháp giảm ùn tắc trong các Nghị quyết 22, Nghị quyết 16, Nghị quyết 88 nhưng chưa đem lại nhiều kết quả trong khi số lượng phương tiện gia tăng mỗi năm tăng 10%, ùn tắc giao thông ở hai đô thị lớn nhất cả nước đã đến ngưỡng.
“Để giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông, trong khi cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được thì biện pháp đi trước là điều chỉnh giờ làm là cần thiết và làm ngay vì không tốn tiền và mất thời gian, chỉ là điều chỉnh sớm, muộn chút giảm tải cho giao thông qua số liệu thống kê người tham gia giao thông của bộ và sở ngành liên quan,” Thứ trưởng Hùng chia sẻ.
Thứ trưởng Hùng lý giải cho việc phải tiến hành đổi giờ, dù phương án mà Hà Nội và Bộ Giao thông Vận tải trình Chính phủ có khác nhau, nhưng cùng chung một mục đích là cần điều chỉnh giờ làm.
Đưa ra cơ sở thực tiễn, theo Thứ trưởng Hùng, phương án mà Hà Nội trình do Sở Giao thông Vận tải nghiên cứu và đề xuất cũng là dựa trên phương án mà Bộ đã trình trước đó. Xét một cách tổng thể, cả Bộ Giao thông Vận tải và Hà Nội đều tập trung vào đối tượng cần điều chỉnh là học sinh, sinh viên và công chức.
Thứ trưởng Hùng cũng khẳng định, điều chỉnh giờ học, làm việc có ý kiến thành phố Hà Nội và Bộ Giao thông Vận tải “vênh” nhau là không có. Chuyện đưa ra các phương án khác nhau về giờ là rất bình thường. Với đề án Hà Nội trình Chính phủ thì Bộ Giao thông Vận tải cũng thống nhất về giờ điều chỉnh với các nhóm học sinh, sinh viên đi sớm hơn và về muộn hơn. Quan điểm của Bộ là giữa cơ quan trung ương và địa phương, khoảng cách giãn giờ ra càng dài càng tốt, tạo sự chênh lệch.
Theo Thứ trưởng Hùng, không chỉ riêng đề xuất của Hà Nội mà với bất kỳ một đề xuất của một ban, ngành chức năng, nghiên cứu nào, nếu là tốt hơn, tối ưu hơn thì Bộ Giao thông Vận tải đều ủng hộ.
Trước câu hỏi so sánh hiệu quả giữa hai phương án của Bộ Giao thông Vận tải và Hà Nội? Thứ trưởng Lê Mạnh Hùng cho hay, khi có nhiều phương án thì càng dễ lựa chọn, so sánh. Tuy nhiên, quyết định cuối cùng sẽ do Chính phủ quyết. Quy trình sẽ là Chính phủ lấy ý kiến từ các bộ ngành rồi đưa ra phương án cuối. Về phía bộ và Hà Nội sẽ thực thi vì mục đich cuối cùng là giảm ùn tắc và đi lại thông thoáng, an toàn hơn.
Ngoài ra, theo Thứ trưởng Hùng, cùng với điều chỉnh giờ làm nếu không tiến hành hạn chế xe cá nhân, phát triển vận tải hành khách công cộng thì sẽ lặp lại bài học ùn tắc của Thái Lan 10 năm trước./.
Việt Hùng (Vietnam+)