Bộ Quốc phòng Indonesia cấm sử dụng Zoom do lo ngại an ninh

Theo Bộ Quốc phòng Indonesia, Zoom được cho là tự động gửi báo cáo tới các máy chủ đặt tại các quốc gia khác, cho thấy khả năng nội dung các cuộc nói chuyện qua nền tảng này bị bên thứ ba giám sát.
Bộ Quốc phòng Indonesia cấm sử dụng Zoom do lo ngại an ninh ảnh 1Zoom được cho là tự động gửi báo cáo tới các máy chủ đặt tại các quốc gia khác. (Nguồn: AFP)

Bộ Quốc phòng Indonesia vừa ban hành thông tư cấm các sỹ quan và binh sỹ nước này sử dụng ứng dụng họp trực tuyến Zoom do lo ngại an ninh.

Thông tư do Tổng thư ký Bộ Quốc phòng Indonesia Agus Setiadji ký ban hành yêu cầu trưởng tất cả các đơn vị quán triệt nội dung lệnh cấm tới cấp dưới.

Theo Bộ Quốc phòng Indonesia, Zoom được cho là tự động gửi báo cáo tới các máy chủ đặt tại các quốc gia khác, cho thấy khả năng nội dung các cuộc nói chuyện qua nền tảng này bị bên thứ ba giám sát.

Thông tư cũng yêu cầu các nhân viên Bộ Quốc phòng có nghĩa vụ phối hợp với Trung tâm Dữ liệu và Thông tin (Pusdatin) thuộc bộ này trước khi tổ chức các cuộc họp trực tuyến.

Trong khi đó, người đứng đầu Pusdatin được yêu cầu tìm kiếm giải pháp thay thế an toàn để sử dụng cho các nhân viên Bộ Quốc phòng.

[Zoom cán mốc 300 triệu người dùng bất chấp hàng loạt bê bối bảo mật]

Zoom đã trở thành ứng dụng họp trực tuyến thông dụng tại Indonesia khi nhiều công ty thực hiện chính sách làm việc tại nhà trong bối cảnh đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Tuy nhiên, ứng dụng này được cho là có nhiều lỗ hổng bảo mật.

Ngày 3/4, tờ The Washington Post cho biết người dùng Zoom đối mặt với các rủi ro về quyền riêng tư khi có tới 15.000 video Zoom riêng tư có thể xem được trên mạng Internet.

Theo đó, các video được ghi bằng Zoom có thể được lưu trữ trên các nền tảng khác mà không có sự đồng ý của người dùng.

Những lo ngại về an ninh đã khiến nhiều quốc gia, trong đó có Ấn Độ, cấm sử dụng Zoom trong các cuộc họp trực tuyến của Chính phủ.

Hôm 10/4, Bộ Giáo dục Singapore cũng thông báo đình chỉ việc sử dụng ứng dụng họp trực tuyến Zoom đối với các giáo viên, sau khi xảy ra những sự cố nghiêm trọng liên quan đến ứng dụng này.

Trước đó, Đài Loan (Trung Quốc) và Đức đã hạn chế việc sử dụng Zoom, trong khi Google đã cấm việc dùng ứng dụng này trên máy tính xách tay của nhân viên.

Tập đoàn SpaceX của Mỹ cũng có quyết định cấm tương tự vì lo ngại những vấn đề về quyền riêng tư và bảo mật, sau khi cơ quan thực thi pháp luật Mỹ cảnh báo người dùng về sự an toàn của ứng dụng nổi tiếng này./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

(Ảnh: theverge)

Hãng Apple sắp trình làng iPhone 17 Air trong năm 2025?

iPhone 17 Air dự kiến có những đột phá về thiết kế và tính năng và có thể có những thay đổi về cổng kết nối USB-C; có thiết kế độ dày chỉ 5,5 mm, mỏng hơn đáng kể so với các phiên bản trước đó.

(Nguồn: Microsoft)

Những tính năng sẽ không còn hiện diện ở Windows 11

Khi Windows 10 chính thức bị ngừng hỗ trợ, Microsoft sẽ chấm dứt việc phát hành các bản cập nhật bảo mật, đồng nghĩa với việc các lỗ hổng bảo mật không được vá và hệ thống dễ bị tấn công hơn.

Biểu tượng của Tập đoàn Meta. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Meta bị kiện tại Pháp do vấn đề bản quyền

Các đương đơn khiếu nại đã xác định được rằng trong kho dữ liệu mà chủ sở hữu của Facebook sử dụng có chứa nội dung của nhiều tác phẩm của các nhà xuất bản và các tác giả Pháp.