Trong Dự thảo Đề án giảm quá tải bệnh viện giai đoạn 2012-2020, Bộ Y tế đặt mục tiêu đến năm 2015 cơ bản không còn tình trạng nằm ghép, bảo đảm mỗi người bệnh điều trị nội trú sẽ nằm trên một giường tại các bệnh viện đang quá tải trầm trọng.
Thời gian qua, ngành y tế đã nỗ lực với rất nhiều giải pháp tuy nhiên, tình trạng quá tải bệnh viện vẫn chỉ cải thiện được đôi chút chứ chưa giải quyết được tận gốc và mục tiêu đề ra còn quá xa vời.
Quyết liệt hạn chế bệnh nhân nằm ghép giường
Theo thống kê của Bộ Y tế, công suất sử dụng giường bệnh tại các cơ sở y tế thời gian qua đã giảm nhưng vẫn duy trì ở mức 111% trên cả nước. Còn tại tuyến trung ương, tình trạng quá tải vẫn tiếp tục nghiêm trọng, gia tăng từ 116% lên 118% vào năm 2011.
Đây là vấn đề nhức nhối của ngành y tế, nhất là các bệnh viện tuyến cuối. Với người bệnh thì đây là mối lo sợ mỗi khi phải nhập viện điều trị.
Tuần trước, phát biểu trong cuộc họp với đại diện 38 bệnh viện tuyến Trung ương về giá viện phí mới, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh, việc điều chỉnh giá viện phí góp phần giúp các bệnh viện có nguồn tài chính bền vững hơn, góp phần tái đầu tư trang thiết bị để đạt mục đích cuối cùng là phục vụ người bệnh tốt hơn.
Bộ trưởng cũng yêu cầu các bệnh viện cần triển khai quyết liệt việc hạn chế bệnh nhân nằm ghép giường để từng bước giảm tình trạng quá tải, giảm thời gian chờ đợi của người bệnh.
Đề cập đến các phòng dịch vụ y tế theo yêu cầu, Bộ trưởng Bộ Y tế cho hay, hiện nay, trong giai đoạn kinh tế thị trường, các bệnh viện phải đáp ứng các nhu cầu đa dạng khác nhau cho người bệnh, nếu không, những người có tiền họ sẽ ra nước ngoài khám chữa bệnh.
Bà Nguyễn Thị Kim Tiến cho hay, chủ trương xã hội hóa tại các bệnh viện được Bộ Y tế khuyến khích nhưng mức thu đều phải có thẩm định của các cấp quản lý nhà nước về thu và chi.
“Thuốc” chữa căn bệnh quá tải
Theo Bộ trưởng Y tế, giải pháp căn cơ, lâu dài để giải quyết vấn đề quá tải bệnh viện một mình ngành y tế khó có thể thực hiện mà cần cả hệ thống chính trị và cả người dân phải vào cuộc.
Giải pháp căn bản và lâu dài để giảm quá tải bệnh viện là tăng cường, chú trọng tới công tác y tế dự phòng, chăm sóc sức khỏe ban đầu với phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”; tăng cường năng lực hoạt động của trạm y tế địa phương; thiết lập hệ thống bác sỹ gia đình để quản lý sức khỏe ban đầu ngay tại cộng đồng. Đây là cũng hướng đi mới trong xã hội hiện đại được nhiều người dân quan tâm.
Đồng thời, Bộ Y tế sẽ tăng cường công tác hậu kiểm sau khi các bệnh viện thực hiện điều chỉnh giá viện phí mới.
Ông Nguyễn Nam Liên, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ Y tế cho rằng, khi điều chỉnh giá dịch vụ, các bệnh viện có nguồn thu, hiển nhiên chất lượng dịch vụ cũng phải được nâng lên, nhưng cần có thời gian để các bệnh viện chấn chỉnh nâng cấp chất lượng dịch vụ.
Bộ Y tế đã yêu cầu các bệnh viện sử dụng tối thiểu 15% số thu tiền khám bệnh, tiền ngày giường bệnh theo giá viện phí mới thu được để cải tạo, nâng cấp khu vực khám bệnh, các buồng bệnh, mua sắm các thiết bị tại các phòng khám và buồng bệnh.
Ông Liên cũng cho biết, sau 3-6 tháng thực hiện, các đơn vị chức năng của Bộ Y tế sẽ tiến hành kiểm tra tại các bệnh viện Trung ương, kiểm tra tình hình thực hiện tại một số bệnh viện địa phương. Trong quá trình kiểm tra, bệnh viện nào cung cấp chất lượng dịch vụ không tương xứng với giá viện phí đã điều chỉnh sẽ phải điều chỉnh lại./.
Bài 1: Giảm tải tại các bệnh viện: Ước muốn quá xa vời?
Bài 2: Tăng viện phí, chất lượng dịch vụ "lực bất tòng tâm"
Thời gian qua, ngành y tế đã nỗ lực với rất nhiều giải pháp tuy nhiên, tình trạng quá tải bệnh viện vẫn chỉ cải thiện được đôi chút chứ chưa giải quyết được tận gốc và mục tiêu đề ra còn quá xa vời.
Quyết liệt hạn chế bệnh nhân nằm ghép giường
Theo thống kê của Bộ Y tế, công suất sử dụng giường bệnh tại các cơ sở y tế thời gian qua đã giảm nhưng vẫn duy trì ở mức 111% trên cả nước. Còn tại tuyến trung ương, tình trạng quá tải vẫn tiếp tục nghiêm trọng, gia tăng từ 116% lên 118% vào năm 2011.
Đây là vấn đề nhức nhối của ngành y tế, nhất là các bệnh viện tuyến cuối. Với người bệnh thì đây là mối lo sợ mỗi khi phải nhập viện điều trị.
Tuần trước, phát biểu trong cuộc họp với đại diện 38 bệnh viện tuyến Trung ương về giá viện phí mới, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh, việc điều chỉnh giá viện phí góp phần giúp các bệnh viện có nguồn tài chính bền vững hơn, góp phần tái đầu tư trang thiết bị để đạt mục đích cuối cùng là phục vụ người bệnh tốt hơn.
Bộ trưởng cũng yêu cầu các bệnh viện cần triển khai quyết liệt việc hạn chế bệnh nhân nằm ghép giường để từng bước giảm tình trạng quá tải, giảm thời gian chờ đợi của người bệnh.
Đề cập đến các phòng dịch vụ y tế theo yêu cầu, Bộ trưởng Bộ Y tế cho hay, hiện nay, trong giai đoạn kinh tế thị trường, các bệnh viện phải đáp ứng các nhu cầu đa dạng khác nhau cho người bệnh, nếu không, những người có tiền họ sẽ ra nước ngoài khám chữa bệnh.
Bà Nguyễn Thị Kim Tiến cho hay, chủ trương xã hội hóa tại các bệnh viện được Bộ Y tế khuyến khích nhưng mức thu đều phải có thẩm định của các cấp quản lý nhà nước về thu và chi.
“Thuốc” chữa căn bệnh quá tải
Theo Bộ trưởng Y tế, giải pháp căn cơ, lâu dài để giải quyết vấn đề quá tải bệnh viện một mình ngành y tế khó có thể thực hiện mà cần cả hệ thống chính trị và cả người dân phải vào cuộc.
Giải pháp căn bản và lâu dài để giảm quá tải bệnh viện là tăng cường, chú trọng tới công tác y tế dự phòng, chăm sóc sức khỏe ban đầu với phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”; tăng cường năng lực hoạt động của trạm y tế địa phương; thiết lập hệ thống bác sỹ gia đình để quản lý sức khỏe ban đầu ngay tại cộng đồng. Đây là cũng hướng đi mới trong xã hội hiện đại được nhiều người dân quan tâm.
Đồng thời, Bộ Y tế sẽ tăng cường công tác hậu kiểm sau khi các bệnh viện thực hiện điều chỉnh giá viện phí mới.
Ông Nguyễn Nam Liên, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ Y tế cho rằng, khi điều chỉnh giá dịch vụ, các bệnh viện có nguồn thu, hiển nhiên chất lượng dịch vụ cũng phải được nâng lên, nhưng cần có thời gian để các bệnh viện chấn chỉnh nâng cấp chất lượng dịch vụ.
Bộ Y tế đã yêu cầu các bệnh viện sử dụng tối thiểu 15% số thu tiền khám bệnh, tiền ngày giường bệnh theo giá viện phí mới thu được để cải tạo, nâng cấp khu vực khám bệnh, các buồng bệnh, mua sắm các thiết bị tại các phòng khám và buồng bệnh.
Ông Liên cũng cho biết, sau 3-6 tháng thực hiện, các đơn vị chức năng của Bộ Y tế sẽ tiến hành kiểm tra tại các bệnh viện Trung ương, kiểm tra tình hình thực hiện tại một số bệnh viện địa phương. Trong quá trình kiểm tra, bệnh viện nào cung cấp chất lượng dịch vụ không tương xứng với giá viện phí đã điều chỉnh sẽ phải điều chỉnh lại./.
Bài 1: Giảm tải tại các bệnh viện: Ước muốn quá xa vời?
Bài 2: Tăng viện phí, chất lượng dịch vụ "lực bất tòng tâm"
Ngày 9/8, Bộ Y tế đã có cuộc họp góp ý xây dựng đề án bác sỹ gia đình. Đây là một trong những đề án mới nhằm tiến tới giảm quá tải bệnh viện. Theo kết quả khảo sát, có tới 80% số người bệnh sau khi khám chữa bệnh tại phòng khám bác sỹ gia đình đã khỏi bệnh, góp phần giảm tải bệnh viện. Theo dự thảo đề cương, Đề án phát triển mô hình bác sỹ gia đình sẽ được xây dựng thí điểm tại một số thành phố như Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Cần Thơ. |
Thùy Giang (Vietnam+)