Theo Cơ quan điều hành thị trường và chứng khoán châu Âu (EMSA), Pháp, Italy, Tây Ban Nha và Bỉ đã chính thức ban hành lệnh cấm bán khống chứng khoán của các công ty tài chính từ ngày 12/8.
Động thái này nằm trong nỗ lực chung nhằm lấy lại niềm tin của thị trường đã bị đổ vỡ bởi các đồn đoán về mức độ khủng hoảng tài chính và chi phí vay mượn tăng cao.
Theo lệnh ban hành, Pháp sẽ cấm bán khống 11 loại cổ phiếu tài chính trong vòng 15 ngày, Tây Ban Nha sẽ áp dụng lệnh cấm đối với 16 loại cổ phiếu tài chính và Bỉ cấm bán khống bốn loại cổ phiếu tài chính trong một thời hạn không xác định.
Tuy nhiên, Italy chưa cho biết rõ cấm bán khống cổ phiếu bao nhiêu loại cổ phiếu tài chính.
Các ngân hàng được "bảo vệ" của Pháp có BNP Paribas và Societe Generale, còn Tây Ban Nha có Santander và BBVA.
Bộ trưởng Tài chính Pháp Francois Baroin đã hoan nghênh lệnh cấm và khẳng định các ngân hàng Pháp nằm trong nhóm các ngân hàng an toàn nhất của thế giới.
Ông còn nói thêm, giới đầu tư chờ đợi các biện pháp mạnh mà Pháp và Đức để quản lý nền kinh tế Eurozone trong những tuần tới sau cuộc họp giữa Tổng thống Nicolas Sarkozy và Thủ tướng Đức Angela Merkel dự kiến diễn ra vào ngày 16/8.
Trong khi đó, Cơ quan Điều hành Thị trường AFM của Hà Lan cho rằng, việc ban hành lệnh cấm bán khống như bốn nước trên là chưa cần thiết và sau khi tham khảo ý kiến các cơ quan điều hành thị trường khác của châu Âu họ đã quyết định đứng ngoài cuộc.
Gần đây, các thị trường châu Âu đã liên tục biến động trước đồn đoán về thực trạng kinh tế và nhu cầu tài trợ của chính phủ các nước Eurozone đang nặng nợ, rồi sau đó là một số ngân hàng chủ chốt, khiến chứng khoán tuột dốc thảm hại.
Chỉ số DJ Stoxx, thước đo hoạt động của các ngân hàng châu Âu, đã giảm 37% kể từ mức đỉnh hồi tháng Hai và đã rơi xuống mức thấp trong 28 tháng qua vào phiên 11/8. Tính chung từ đầu tháng tới nay chỉ số này đã sụt tới 17%.
EMSA cho biết, bán khống cùng với đồn đoán đã tạo ra thảm kịch "hết sức lường gạt" trên thị trường. Do vậy, một số nước đã quyết định ban hành hoặc gia hạn lệnh cấm bán khống hiện hành nhằm mục tiêu hoặc ngăn chặn những hành động trục lợi nhờ các tin đồn thất thiệt hoặc tạo dựng một sân chơi bình đẳng hợp pháp.
Lệnh cấm bán khống chứng khoán của châu Âu tương tự như lệnh cấm mà Ủy ban ngoại hối và chứng khoán Mỹ đưa ra hôm 19/9/2008 (chỉ bốn ngày sau khi Ngân hàng đầu tư khổng lồ Lehman Brothers sụp đổ) tạm thời cấm bán khống chứng khoán của 799 ngân hàng và các tổ chức tài chính để bảo vệ sự toàn vẹn và chất lượng của các thị trường chứng khoán cũng như củng cố niềm tin của các nhà đầu tư.
Anh cũng đã áp dụng lệnh cấm bán khống chứng khoán trong thời kỳ đó. Tuy nhiên, một số quỹ đầu tư mạo hiểm cho rằng, lệnh cấm bán khống chứng khoán của châu Âu sẽ hạn chế khả năng thanh khoản bởi đóng sập cánh cửa đối với một số người tham gia thị trường./.
Động thái này nằm trong nỗ lực chung nhằm lấy lại niềm tin của thị trường đã bị đổ vỡ bởi các đồn đoán về mức độ khủng hoảng tài chính và chi phí vay mượn tăng cao.
Theo lệnh ban hành, Pháp sẽ cấm bán khống 11 loại cổ phiếu tài chính trong vòng 15 ngày, Tây Ban Nha sẽ áp dụng lệnh cấm đối với 16 loại cổ phiếu tài chính và Bỉ cấm bán khống bốn loại cổ phiếu tài chính trong một thời hạn không xác định.
Tuy nhiên, Italy chưa cho biết rõ cấm bán khống cổ phiếu bao nhiêu loại cổ phiếu tài chính.
Các ngân hàng được "bảo vệ" của Pháp có BNP Paribas và Societe Generale, còn Tây Ban Nha có Santander và BBVA.
Bộ trưởng Tài chính Pháp Francois Baroin đã hoan nghênh lệnh cấm và khẳng định các ngân hàng Pháp nằm trong nhóm các ngân hàng an toàn nhất của thế giới.
Ông còn nói thêm, giới đầu tư chờ đợi các biện pháp mạnh mà Pháp và Đức để quản lý nền kinh tế Eurozone trong những tuần tới sau cuộc họp giữa Tổng thống Nicolas Sarkozy và Thủ tướng Đức Angela Merkel dự kiến diễn ra vào ngày 16/8.
Trong khi đó, Cơ quan Điều hành Thị trường AFM của Hà Lan cho rằng, việc ban hành lệnh cấm bán khống như bốn nước trên là chưa cần thiết và sau khi tham khảo ý kiến các cơ quan điều hành thị trường khác của châu Âu họ đã quyết định đứng ngoài cuộc.
Gần đây, các thị trường châu Âu đã liên tục biến động trước đồn đoán về thực trạng kinh tế và nhu cầu tài trợ của chính phủ các nước Eurozone đang nặng nợ, rồi sau đó là một số ngân hàng chủ chốt, khiến chứng khoán tuột dốc thảm hại.
Chỉ số DJ Stoxx, thước đo hoạt động của các ngân hàng châu Âu, đã giảm 37% kể từ mức đỉnh hồi tháng Hai và đã rơi xuống mức thấp trong 28 tháng qua vào phiên 11/8. Tính chung từ đầu tháng tới nay chỉ số này đã sụt tới 17%.
EMSA cho biết, bán khống cùng với đồn đoán đã tạo ra thảm kịch "hết sức lường gạt" trên thị trường. Do vậy, một số nước đã quyết định ban hành hoặc gia hạn lệnh cấm bán khống hiện hành nhằm mục tiêu hoặc ngăn chặn những hành động trục lợi nhờ các tin đồn thất thiệt hoặc tạo dựng một sân chơi bình đẳng hợp pháp.
Lệnh cấm bán khống chứng khoán của châu Âu tương tự như lệnh cấm mà Ủy ban ngoại hối và chứng khoán Mỹ đưa ra hôm 19/9/2008 (chỉ bốn ngày sau khi Ngân hàng đầu tư khổng lồ Lehman Brothers sụp đổ) tạm thời cấm bán khống chứng khoán của 799 ngân hàng và các tổ chức tài chính để bảo vệ sự toàn vẹn và chất lượng của các thị trường chứng khoán cũng như củng cố niềm tin của các nhà đầu tư.
Anh cũng đã áp dụng lệnh cấm bán khống chứng khoán trong thời kỳ đó. Tuy nhiên, một số quỹ đầu tư mạo hiểm cho rằng, lệnh cấm bán khống chứng khoán của châu Âu sẽ hạn chế khả năng thanh khoản bởi đóng sập cánh cửa đối với một số người tham gia thị trường./.
Hoàng Hà (TTXVN/Vietnam+)