Phiên bản bức tranh nổi tiếng "Tiếng thét" (The Scream) của danh họa Edvard Munch đã trở thành bức tranh đắt giá nhất trong lịch sử thế giới khi đạt mức 119,9 triệu USD trong cuộc bán đấu giá của nhà Sotheby's tại New York ngày 2/5.
Cuộc đấu giá trở nên vô cùng nóng bỏng khi có 7 người tham gia, đẩy giá của bức họa lên mức cao nhất trong lịch sử các cuộc đấu giá hội họa.
Cuối cùng, sau 12 phút, chiếc búa đã được gõ xuống sau khi có người trả 119,9 triệu USD (tương đương với khoảng 14.400 tỷ đồng Việt Nam), vượt kỷ lục cũ thuộc về bức "Nude, Green Leaves, and Bust" của danh họa Pablo Picasso, với mức 106,5 triệu USD năm 2010.
"The Scream" miêu tả một người bịt tai, miệng mở rộng như cất tiếng thét, trời đất xung quanh như đang vần vũ với những nét cọ thể hiện sự kinh sợ. Bức tranh được coi như một biểu tượng của nghệ thuật đương đại, khắc họa xuất sắc sự lo lắng, nỗi sợ hãi luôn hiện hữu trong cuộc sống.
Các bản chép lại của bức tranh cũng có rất nhiều và được sáng tạo thành đủ kiểu, biến The Scream thành một trong những bức tranh nổi tiếng nhất với công chúng ngoài giới hội họa.
Munch đã thực hiện 4 phiên bản của bức The Scream trong quá trình sáng tạo nghệ thuật vào năm 1895, trong đó có ba bức hiện do bảo tàng quốc gia Na Uy lưu giữ. Bức được bán hôm 2/5 vẽ bằng phấn màu, là phiên bản duy nhất thuộc sở hữu tư nhân.
Trong bức tranh còn có cả một bài thơ do Munch sáng tác trong đó ông giải thích cảm hứng của mình cho tác phẩm này, mô tả “bản chất một tiếng thét vĩ đại”.
Người bán bức tranh này là nhà sưu tập người Na Uy Petter Olsen, người có bố là bạn thân đồng thời là nhà tài trợ cho họa sĩ Munch lúc sinh thời. Với số tiền thu được, Olsen dự định sẽ mở một bảo tàng mới về Munch ở Oslo.
“Chúng tôi vui mừng công bố bức tranh tuyệt vời này, không chỉ là một trong những bức tranh mang tính lịch sử, mà còn là một trong những trụ cột của nghệ thuật hình ảnh đương đại, đã đạt được giá bán kỷ lục thế giới”, Simon Shaw, người đứng đầu bộ phận hội họa ấn tượng và dương đại của nhà Sotheby’s, nói.
Người phát ngôn của Sotheby’s, Darrell Rocha, nói bức tranh đã tạo ra một bầu không khí “kỳ lạ” trong buổi đấu giá, khi giá ước tính ban đầu chỉ là 80 triệu USD.
“Một nhóm bảy người mua đã vào cuộc từ sớm, đó là một cuộc chiến dài giữa hai người mua qua điện thoại quyết tâm nhất đưa giá bán cuối cùng lên mức lịch sử”, Rocha nói. Thành công của The Scream đồng nghĩa với việc đến nay có bốn tác phẩm nghệ thuật bán được với giá trên 100 triệu USD.
Ba bức kia là "Nude, Green Leaves, and Bust" của Picasso; "Boy with a Pipe," cũng của Picasso bán được giá 104,1 triệu USD vào năm 2004 và bức tượng điêu khắc "Walking Man" của Alberto Giacometti bán được 104,3 triệu USD vào năm 2010.
Olsen nói ông “rất hài lòng” và hy vọng “sự chú ý với vụ đấu giá này sẽ làm tăng quan tâm tới các tác phẩm của Munch và sự nhận thức về thông điệp quan trọng mà tác phẩm này mang tới”.
“Tiếng thét, với tôi, là khoảnh khắc kinh hoàng khi người đàn ông này nhận ra những ảnh hưởng đối với tự nhiên và những thay đổi không thể đảo ngược mà anh ta đã gây ra, khiến cho hành tinh không còn có thể sống được”, Olsen phân tích.
Vụ đấu giá cũng là kỷ lục với bộ phận ấn tượng và đương đại của nhà Sotheby’s. Đối thủ của họ, nhà Christie’s, cũng tổ chức một cuộc đấu giá, nhưng ít tiếng vang hơn nhiều, vào ngày thứ Ba./.
Cuộc đấu giá trở nên vô cùng nóng bỏng khi có 7 người tham gia, đẩy giá của bức họa lên mức cao nhất trong lịch sử các cuộc đấu giá hội họa.
Cuối cùng, sau 12 phút, chiếc búa đã được gõ xuống sau khi có người trả 119,9 triệu USD (tương đương với khoảng 14.400 tỷ đồng Việt Nam), vượt kỷ lục cũ thuộc về bức "Nude, Green Leaves, and Bust" của danh họa Pablo Picasso, với mức 106,5 triệu USD năm 2010.
"The Scream" miêu tả một người bịt tai, miệng mở rộng như cất tiếng thét, trời đất xung quanh như đang vần vũ với những nét cọ thể hiện sự kinh sợ. Bức tranh được coi như một biểu tượng của nghệ thuật đương đại, khắc họa xuất sắc sự lo lắng, nỗi sợ hãi luôn hiện hữu trong cuộc sống.
Các bản chép lại của bức tranh cũng có rất nhiều và được sáng tạo thành đủ kiểu, biến The Scream thành một trong những bức tranh nổi tiếng nhất với công chúng ngoài giới hội họa.
Munch đã thực hiện 4 phiên bản của bức The Scream trong quá trình sáng tạo nghệ thuật vào năm 1895, trong đó có ba bức hiện do bảo tàng quốc gia Na Uy lưu giữ. Bức được bán hôm 2/5 vẽ bằng phấn màu, là phiên bản duy nhất thuộc sở hữu tư nhân.
Trong bức tranh còn có cả một bài thơ do Munch sáng tác trong đó ông giải thích cảm hứng của mình cho tác phẩm này, mô tả “bản chất một tiếng thét vĩ đại”.
Người bán bức tranh này là nhà sưu tập người Na Uy Petter Olsen, người có bố là bạn thân đồng thời là nhà tài trợ cho họa sĩ Munch lúc sinh thời. Với số tiền thu được, Olsen dự định sẽ mở một bảo tàng mới về Munch ở Oslo.
“Chúng tôi vui mừng công bố bức tranh tuyệt vời này, không chỉ là một trong những bức tranh mang tính lịch sử, mà còn là một trong những trụ cột của nghệ thuật hình ảnh đương đại, đã đạt được giá bán kỷ lục thế giới”, Simon Shaw, người đứng đầu bộ phận hội họa ấn tượng và dương đại của nhà Sotheby’s, nói.
Người phát ngôn của Sotheby’s, Darrell Rocha, nói bức tranh đã tạo ra một bầu không khí “kỳ lạ” trong buổi đấu giá, khi giá ước tính ban đầu chỉ là 80 triệu USD.
“Một nhóm bảy người mua đã vào cuộc từ sớm, đó là một cuộc chiến dài giữa hai người mua qua điện thoại quyết tâm nhất đưa giá bán cuối cùng lên mức lịch sử”, Rocha nói. Thành công của The Scream đồng nghĩa với việc đến nay có bốn tác phẩm nghệ thuật bán được với giá trên 100 triệu USD.
Ba bức kia là "Nude, Green Leaves, and Bust" của Picasso; "Boy with a Pipe," cũng của Picasso bán được giá 104,1 triệu USD vào năm 2004 và bức tượng điêu khắc "Walking Man" của Alberto Giacometti bán được 104,3 triệu USD vào năm 2010.
Olsen nói ông “rất hài lòng” và hy vọng “sự chú ý với vụ đấu giá này sẽ làm tăng quan tâm tới các tác phẩm của Munch và sự nhận thức về thông điệp quan trọng mà tác phẩm này mang tới”.
“Tiếng thét, với tôi, là khoảnh khắc kinh hoàng khi người đàn ông này nhận ra những ảnh hưởng đối với tự nhiên và những thay đổi không thể đảo ngược mà anh ta đã gây ra, khiến cho hành tinh không còn có thể sống được”, Olsen phân tích.
Vụ đấu giá cũng là kỷ lục với bộ phận ấn tượng và đương đại của nhà Sotheby’s. Đối thủ của họ, nhà Christie’s, cũng tổ chức một cuộc đấu giá, nhưng ít tiếng vang hơn nhiều, vào ngày thứ Ba./.
Trần Trọng (Vietnam+)