Ngày 26/6, Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) đã khởi động ấn phẩm trực tuyến “Giám sát buôn bán Nam-Nam” lần đầu tiên.
Ấn phẩm này nêu rõ buôn bán Nam-Nam giữa các nước đang phát triển đã tăng nhanh trong thập kỷ qua và hiện đã chiếm hơn 33% tổng giá trị buôn bán toàn cầu, đặc biệt xuất khẩu Nam-Nam đã phục hồi nhanh hơn buôn bán toàn cầu sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008.
Theo số liệu của ấn phẩm trực tuyến này, từ năm 2008, xuất khẩu Nam-Nam đã lớn hơn xuất khẩu Nam-Bắc. Từ năm 2001 đến 2011, xuất khẩu Nam-Nam tăng trung bình hàng năm 19%, cao hơn mức tăng trung bình 12% hàng năm của buôn bán toàn cầu. Sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, xuất khẩu Nam-Nam tăng nhanh hơn mức tăng xuất khẩu toàn cầu và năm 2010 tăng 30% so với xuất khẩu Nam-Nam năm 2009.
Ấn phẩm đặc biệt nhấn mạnh buôn bán Nam-Nam mang tính đặc thù khu vực. Châu Á xuất khẩu hàng công nghiệp sang châu Phi và khu vực Mỹ Latinh và Caribe, trong khi châu Phi và Mỹ Latinh và Caribe xuất khẩu hàng hóa phi công nghiệp sang châu Á.
Châu Á chiếm tới 80% tổng xuất khẩu Nam-Nam, trong đó xuất khẩu Nam-Nam trong nội bộ châu Á đã chiếm tới 74%. Thị phần của châu Phi và Mỹ Latinh trong xuất khẩu Nam-Nam lần lượt là 6% và 10%. Sự chi phối của châu Á trong buôn bán Nam-Nam luôn nhất quán suốt 15 năm qua.
Trong phạm vi khu vực, hàng công nghiệp trong buôn bán Nam-Nam vẫn chiếm thị phần cao nhất ở châu Phi và Mỹ Latinh. Tuy các nước phương Bắc vẫn là các địa chỉ xuất khẩu chính của châu Phi và Mỹ Latinh, nhưng trong thập kỷ qua (2001-2010), hai khu vực này cũng đã chuyển đổi các địa chỉ xuất khẩu hàng công nghiệp từ các nước phương Bắc sang các nước phương Nam.
Xuất khẩu hàng công nghiệp của châu Phi sang các nước phương Nam đã tăng từ 33% năm 2001 lên 45% năm 2010 trong tổng xuất khẩu hàng công nghiệp Nam-Nam của châu lục này, trong đó xuất khẩu sang châu Á tăng từ 31% năm 1995 lên 62% năm 2010 trong tổng xuất khẩu Nam-Nam của châu Phi. Khu vực Mỹ Latinh và Caribe cũng tăng xuất khẩu hàng công nghiệp sang các nước phương Nam từ 19% năm 2001 lên 33% năm 2010, trong đó xuất khẩu sang châu Á tăng từ 24% năm 1995 lên 42% năm 2010.
Tuy nhiên, buôn bán trong nội châu Phi và nội khu vực Mỹ Latinh và Caribe lại giảm mạnh. Buôn bán nội châu Phi đã giảm từ 63% năm 1995 xuống còn 29% năm 2010 trong tổng buôn bán Nam-Nam của châu lục này. Số liệu này của khu vực Mỹ Latinh và Caribe là 71% năm 1995 và 53% năm 2010. Buôn bán giữa châu Phi và Mỹ Latinh chỉ tăng 1% từ năm 1995 đến 2010.
UNCTAD nêu rõ rằng hàng công nghiệp trong xuất khẩu Nam-Nam đã yêu cầu trình độ kỹ năng cao hơn hàng xuất khẩu Nam-Bắc và đây là cơ sở để buôn bán Nam-Nam có thể đạt giá trị gia tăng xuất khẩu cao. Hơn 60% hàng xuất khẩu Nam-Nam là hàng công nghiệp. Hơn 90% hàng công nghiệp xuất khẩu Nam-Nam là từ châu Á, 10% từ khu vực Mỹ Latinh và Caribe, 2% là từ châu Phi. Tỷ lệ này hầu như không thay đổi trong thập kỷ qua./.
Ấn phẩm này nêu rõ buôn bán Nam-Nam giữa các nước đang phát triển đã tăng nhanh trong thập kỷ qua và hiện đã chiếm hơn 33% tổng giá trị buôn bán toàn cầu, đặc biệt xuất khẩu Nam-Nam đã phục hồi nhanh hơn buôn bán toàn cầu sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008.
Theo số liệu của ấn phẩm trực tuyến này, từ năm 2008, xuất khẩu Nam-Nam đã lớn hơn xuất khẩu Nam-Bắc. Từ năm 2001 đến 2011, xuất khẩu Nam-Nam tăng trung bình hàng năm 19%, cao hơn mức tăng trung bình 12% hàng năm của buôn bán toàn cầu. Sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, xuất khẩu Nam-Nam tăng nhanh hơn mức tăng xuất khẩu toàn cầu và năm 2010 tăng 30% so với xuất khẩu Nam-Nam năm 2009.
Ấn phẩm đặc biệt nhấn mạnh buôn bán Nam-Nam mang tính đặc thù khu vực. Châu Á xuất khẩu hàng công nghiệp sang châu Phi và khu vực Mỹ Latinh và Caribe, trong khi châu Phi và Mỹ Latinh và Caribe xuất khẩu hàng hóa phi công nghiệp sang châu Á.
Châu Á chiếm tới 80% tổng xuất khẩu Nam-Nam, trong đó xuất khẩu Nam-Nam trong nội bộ châu Á đã chiếm tới 74%. Thị phần của châu Phi và Mỹ Latinh trong xuất khẩu Nam-Nam lần lượt là 6% và 10%. Sự chi phối của châu Á trong buôn bán Nam-Nam luôn nhất quán suốt 15 năm qua.
Trong phạm vi khu vực, hàng công nghiệp trong buôn bán Nam-Nam vẫn chiếm thị phần cao nhất ở châu Phi và Mỹ Latinh. Tuy các nước phương Bắc vẫn là các địa chỉ xuất khẩu chính của châu Phi và Mỹ Latinh, nhưng trong thập kỷ qua (2001-2010), hai khu vực này cũng đã chuyển đổi các địa chỉ xuất khẩu hàng công nghiệp từ các nước phương Bắc sang các nước phương Nam.
Xuất khẩu hàng công nghiệp của châu Phi sang các nước phương Nam đã tăng từ 33% năm 2001 lên 45% năm 2010 trong tổng xuất khẩu hàng công nghiệp Nam-Nam của châu lục này, trong đó xuất khẩu sang châu Á tăng từ 31% năm 1995 lên 62% năm 2010 trong tổng xuất khẩu Nam-Nam của châu Phi. Khu vực Mỹ Latinh và Caribe cũng tăng xuất khẩu hàng công nghiệp sang các nước phương Nam từ 19% năm 2001 lên 33% năm 2010, trong đó xuất khẩu sang châu Á tăng từ 24% năm 1995 lên 42% năm 2010.
Tuy nhiên, buôn bán trong nội châu Phi và nội khu vực Mỹ Latinh và Caribe lại giảm mạnh. Buôn bán nội châu Phi đã giảm từ 63% năm 1995 xuống còn 29% năm 2010 trong tổng buôn bán Nam-Nam của châu lục này. Số liệu này của khu vực Mỹ Latinh và Caribe là 71% năm 1995 và 53% năm 2010. Buôn bán giữa châu Phi và Mỹ Latinh chỉ tăng 1% từ năm 1995 đến 2010.
UNCTAD nêu rõ rằng hàng công nghiệp trong xuất khẩu Nam-Nam đã yêu cầu trình độ kỹ năng cao hơn hàng xuất khẩu Nam-Bắc và đây là cơ sở để buôn bán Nam-Nam có thể đạt giá trị gia tăng xuất khẩu cao. Hơn 60% hàng xuất khẩu Nam-Nam là hàng công nghiệp. Hơn 90% hàng công nghiệp xuất khẩu Nam-Nam là từ châu Á, 10% từ khu vực Mỹ Latinh và Caribe, 2% là từ châu Phi. Tỷ lệ này hầu như không thay đổi trong thập kỷ qua./.
(TTXVN)