Chiều 31/3, Chi Cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội Nguyễn Văn Lưỡng khẳng định, việc cá chết hàng loạt trên hồ Trúc Bạch trong tuần trước (từ ngày 20-22/3) là do nước hồ bị ô nhiễm nặng.
Kết quả đo kiểm tại hiện trường và phân tích tại phòng thí nghiệm cho thấy, hầu hết các chỉ số đo được đều vượt từ hàng chục đến hàng trăm lần so với quy chuẩn Việt Nam.
Cụ thể, hàm lượng ôxi hòa tan (DO) thấp hơn từ 12,5 đến 25 lần; hàm lượng amoni (NH4) vượt từ 7,8 đến hơn 32 lần; hàm lượng nitrit (NO2) vượt từ 48,5 đến 113 lần; hàm lượng COD vượt từ 2,8 đến gần 10 lần…
Ông Lưỡng cũng cho biết, hiện nước hồ Trúc Bạch đang phải chịu sự quá tải do lượng nước thải, chất thải của các hàng quán kinh doanh ăn uống, giải khát quanh khu vực đường Ngũ Xã, Trấn Vũ...
Chất thải tại các cơ sở này là một trong những nguyên nhân chính làm ô nhiễm nguồn nước, khiến các loài cá không thể thích nghi được.
Chi cục và các đơn vị chức năng đã nhiều lần tiến hành kiểm tra vấn đề xử lý nước thải tại khu vực này nhưng do chế tài xử phạt còn nhẹ nên tình hình vi phạm về bảo vệ môi trường nước vẫn tái diễn.
Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 117/NĐ-TTg về xử phạt trong lĩnh vực bảo vệ môi trường với mức phạt lên tới 500 triệu đồng, song đến nay vẫn chưa được áp dụng vì còn chờ thông tư hướng dẫn.
Để tránh trường hợp cá chết hàng loạt như thời gian qua, ông Lưỡng cho rằng, cần thu gom, xử lý toàn bộ các nguồn nước thải từ các nhà hàng, cơ sở sản xuất, khu vực dân cư xung quanh hồ trước khi đổ vào hồ.
Cùng với đó cũng phải thường xuyên đo chất lượng nước hồ và đề ra biện pháp tăng cường lượng ôxi trong nước, khống chế lượng tảo độc sản sinh trong hồ./.
Kết quả đo kiểm tại hiện trường và phân tích tại phòng thí nghiệm cho thấy, hầu hết các chỉ số đo được đều vượt từ hàng chục đến hàng trăm lần so với quy chuẩn Việt Nam.
Cụ thể, hàm lượng ôxi hòa tan (DO) thấp hơn từ 12,5 đến 25 lần; hàm lượng amoni (NH4) vượt từ 7,8 đến hơn 32 lần; hàm lượng nitrit (NO2) vượt từ 48,5 đến 113 lần; hàm lượng COD vượt từ 2,8 đến gần 10 lần…
Ông Lưỡng cũng cho biết, hiện nước hồ Trúc Bạch đang phải chịu sự quá tải do lượng nước thải, chất thải của các hàng quán kinh doanh ăn uống, giải khát quanh khu vực đường Ngũ Xã, Trấn Vũ...
Chất thải tại các cơ sở này là một trong những nguyên nhân chính làm ô nhiễm nguồn nước, khiến các loài cá không thể thích nghi được.
Chi cục và các đơn vị chức năng đã nhiều lần tiến hành kiểm tra vấn đề xử lý nước thải tại khu vực này nhưng do chế tài xử phạt còn nhẹ nên tình hình vi phạm về bảo vệ môi trường nước vẫn tái diễn.
Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 117/NĐ-TTg về xử phạt trong lĩnh vực bảo vệ môi trường với mức phạt lên tới 500 triệu đồng, song đến nay vẫn chưa được áp dụng vì còn chờ thông tư hướng dẫn.
Để tránh trường hợp cá chết hàng loạt như thời gian qua, ông Lưỡng cho rằng, cần thu gom, xử lý toàn bộ các nguồn nước thải từ các nhà hàng, cơ sở sản xuất, khu vực dân cư xung quanh hồ trước khi đổ vào hồ.
Cùng với đó cũng phải thường xuyên đo chất lượng nước hồ và đề ra biện pháp tăng cường lượng ôxi trong nước, khống chế lượng tảo độc sản sinh trong hồ./.
Minh Nghĩa (Vietnam+)