Theo Cục cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, chín tháng đầu năm, cả nước xảy ra 1.377 vụ cháy tại cơ sở sản xuất, nhà dân, làm 51 người chết, 112 người bị thương và thiệt hại về tài sản trị giá 844,52 tỷ đồng.
So với cùng kỳ năm 2011, số vụ cháy tại các cơ sở, nhà dân giảm 234 vụ nhưng có thêm 9 người chết.
Chín tháng đầu năm, 29 vụ cháy lớn đã xảy ra làm 6 người chết, 6 người bị thương, gây thiệt hại về tài sản ước tính trị giá 689,56 tỷ đồng. Các vụ cháy lớn tuy chiếm 2,1% tổng số vụ cháy (29/1.377 vụ) nhưng gây thiệt hại tài sản lớn chiếm tới 81,65% tổng thiệt hại do cháy gây ra.
Cháy lớn tập trung chủ yếu ở các cơ sở sản xuất hàng hóa dễ cháy, nổ như gỗ, bao bì, da giày, sản phẩm nhựa và sản xuất bông, sợi, vải, các khu dân cư tập trung nhiều nhà làm bằng vật liệu dễ cháy, chợ và các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài. Thời điểm xảy ra cháy lớn chủ yếu vào ban đêm với 14/29 vụ và ngoài giờ làm việc với 7/29 vụ.
Cục Cục cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho biết nguyên nhân gây ra các vụ cháy chủ yếu vẫn là sơ suất trong khi sử dụng lửa và sự cố hệ thống điện, thiết bị tiêu thụ điện; ý thức chấp hành các quy định về phòng cháy chữa cháy của người dân, các đơn vị, cơ sở sản suất, kinh doanh trong việc phòng cháy chữa cháy chưa tốt.
Trước tình hình cháy còn diễn biến phức tạp, nhất là mùa hanh khô, nguy cơ xảy ra cháy càng cao, cơ quan Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ khuyến cáo các ngành, đơn vị, địa phương tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức về phòng cháy chữa cháy cho nhân dân, người lao động; kiểm tra hệ thống chữa cháy và các phương tiện, dụng cụ chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn của các các ngành, đơn vị, cơ sở, nếu hư hỏng phải khắc phục và thay thế ngay; củng cố các sơ đồ thoát nạn, cứu người, đảm bảo nếu có sự cố cháy, nổ xảy ra thì việc thoát nạn, cứu người được an toàn...
Các ngành, đơn vị, cơ sở phải duy trì lực lượng phòng cháy chữa cháy cơ sở, lực lượng dân phòng đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng. Các đơn vị cần đề ra các tình huống và các biện pháp xử lý đối với từng tình huống; tổ chức thường trực chữa cháy và bảo vệ, tăng cường canh gác, tuần tra vào ngoài giờ làm việc và nhất là vào ban đêm.
Các đơn vị, cơ sở cần bố trí, sắp xếp hàng hóa, vật tư, vật liệu đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy và đảm bảo nếu có cháy xảy ra cũng không bị cháy lan rộng; hệ thống điện phải đảm bảo có đầy đủ hệ thống thiết bị đóng ngắt cầu dao, áptômát tổng, từng nhánh, từng cụm khu vực và từng bộ phận.
Các nơi có sử dụng lửa trần và nơi có nguy cơ phát sinh nhiệt phải đảm bảo các nguồn lửa, nguồn nhiệt này cách xa chất cháy. Mỗi người dân phải tự ý thức về phòng cháy chữa cháy, chủ động tìm hiểu những kiến thức cơ bản nhất về cháy nổ và các biện pháp phòng tránh để đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy ngay tại gia đình, cơ quan, đơn vị mình công tác./.
So với cùng kỳ năm 2011, số vụ cháy tại các cơ sở, nhà dân giảm 234 vụ nhưng có thêm 9 người chết.
Chín tháng đầu năm, 29 vụ cháy lớn đã xảy ra làm 6 người chết, 6 người bị thương, gây thiệt hại về tài sản ước tính trị giá 689,56 tỷ đồng. Các vụ cháy lớn tuy chiếm 2,1% tổng số vụ cháy (29/1.377 vụ) nhưng gây thiệt hại tài sản lớn chiếm tới 81,65% tổng thiệt hại do cháy gây ra.
Cháy lớn tập trung chủ yếu ở các cơ sở sản xuất hàng hóa dễ cháy, nổ như gỗ, bao bì, da giày, sản phẩm nhựa và sản xuất bông, sợi, vải, các khu dân cư tập trung nhiều nhà làm bằng vật liệu dễ cháy, chợ và các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài. Thời điểm xảy ra cháy lớn chủ yếu vào ban đêm với 14/29 vụ và ngoài giờ làm việc với 7/29 vụ.
Cục Cục cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho biết nguyên nhân gây ra các vụ cháy chủ yếu vẫn là sơ suất trong khi sử dụng lửa và sự cố hệ thống điện, thiết bị tiêu thụ điện; ý thức chấp hành các quy định về phòng cháy chữa cháy của người dân, các đơn vị, cơ sở sản suất, kinh doanh trong việc phòng cháy chữa cháy chưa tốt.
Trước tình hình cháy còn diễn biến phức tạp, nhất là mùa hanh khô, nguy cơ xảy ra cháy càng cao, cơ quan Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ khuyến cáo các ngành, đơn vị, địa phương tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức về phòng cháy chữa cháy cho nhân dân, người lao động; kiểm tra hệ thống chữa cháy và các phương tiện, dụng cụ chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn của các các ngành, đơn vị, cơ sở, nếu hư hỏng phải khắc phục và thay thế ngay; củng cố các sơ đồ thoát nạn, cứu người, đảm bảo nếu có sự cố cháy, nổ xảy ra thì việc thoát nạn, cứu người được an toàn...
Các ngành, đơn vị, cơ sở phải duy trì lực lượng phòng cháy chữa cháy cơ sở, lực lượng dân phòng đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng. Các đơn vị cần đề ra các tình huống và các biện pháp xử lý đối với từng tình huống; tổ chức thường trực chữa cháy và bảo vệ, tăng cường canh gác, tuần tra vào ngoài giờ làm việc và nhất là vào ban đêm.
Các đơn vị, cơ sở cần bố trí, sắp xếp hàng hóa, vật tư, vật liệu đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy và đảm bảo nếu có cháy xảy ra cũng không bị cháy lan rộng; hệ thống điện phải đảm bảo có đầy đủ hệ thống thiết bị đóng ngắt cầu dao, áptômát tổng, từng nhánh, từng cụm khu vực và từng bộ phận.
Các nơi có sử dụng lửa trần và nơi có nguy cơ phát sinh nhiệt phải đảm bảo các nguồn lửa, nguồn nhiệt này cách xa chất cháy. Mỗi người dân phải tự ý thức về phòng cháy chữa cháy, chủ động tìm hiểu những kiến thức cơ bản nhất về cháy nổ và các biện pháp phòng tránh để đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy ngay tại gia đình, cơ quan, đơn vị mình công tác./.
Văn Bình (TTXVN)