Không khí ảm đạm tiếp tục bao trùm thị trường chứng khoán Mỹ trong phiên giao dịch ngày 14/8, khi mà các chỉ số chủ chốt vẫn trồi sụt không ngừng, dù cho báo cáo về doanh thu bán lẻ tốt hơn dự kiến đã mang “sắc xanh” trở lại vào đầu phiên.
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones chỉ “nhích” nhẹ 2,71 điểm, tương đương 0,02%, lên 13.172,14 điểm, bất chấp đà tăng mạnh vào đầu phiên.
Trong khi đó, chỉ số S&P 500 gần như không biến động so với phiên trước và giảm 0,19 điểm (0,01%), xuống còn 1.403,92 điểm; còn chỉ số công nghệ Nasdaq cũng mất 5,54 điểm (0,18%), xuống 3.016,98 điểm.
Mở cửa phiên giao dịch 14/8, các chỉ số đồng loạt khởi sắc nhờ báo cáo mới nhất từ Bộ Lao động Mỹ cho hay doanh số bán lẻ của nước này trong tháng 7/2012 đã tăng tới 0,8% so với tháng trước đó, chấm dứt chuỗi ba tháng sụt giảm liên tiếp và vượt xa mức dự báo của giới phân tích.
Thông tin này cho thấy người tiêu dùng Mỹ đã quay lại các cửa hàng sau một thời gian thắt chặt hầu bao, đồng thời cũng khiến nhiều nhà đầu tư dấy lên hy vọng rằng nền kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng mạnh hơn trong quý 3 năm nay.
Tuy nhiên, đà đi lên vào đầu phiên của Phố Wall không thể duy trì tới cuối ngày, bởi nhiều nhà kinh doanh đã quyết định bán tháo các tài sản rủi ro, đẩy lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng từ mức 1,66% lên 1,73%. Thêm vào đó, việc giới đầu tư giữ tâm lý thận trọng trước bài phát biểu của Chủ tịch cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) Ben Bernanke vào ngày 31/8 tới cũng khiến thị trường cổ phiếu Mỹ trở nên ảm đạm.
Trái với diễn biến tại Mỹ, phía bên kia bờ Đại Tây Dương, các thị trường chứng khoán châu Âu lại đua nhau lên điểm, sau khi một số nền kinh tế lớn thuộc Khu vực đồng tiền chung (Eurozone) công bố mức tăng trưởng tốt hơn dự kiến trong quý 2/2012. Kết thúc phiên này, tại London, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 0,56%, lên 5.864,78 điểm. Chỉ số CAC 40 của Pháp cũng tiến thêm 0,70%, lên 3.450,27 điểm.
Trong khi tại sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt của Đức, chỉ số DAX 30 ghi thêm 0,94%, đóng cửa ở mức 6.974,39 điểm. Báo cáo mới đây từ Chính phủ Đức cho hay nền kinh tế lớn nhất châu Âu này đã tăng trưởng vượt dự kiến trong quý II vừa qua, đạt mức 0,3%, nhờ hoạt động xuất khẩu và nhu cầu tiêu thụ hàng hóa trong nước gia tăng.
Trong khi đó, tăng trưởng kinh tế Pháp cùng kỳ dù chỉ đạt 0%, song vẫn tốt hơn so với dự báo trước đó của giới phân tích rằng nền kinh tế lớn thứ hai Eurozone sẽ rơi vào suy thoái, giữa lúc cuộc khủng hoảng nợ tại liên minh tiền tệ này ngày một trầm trọng.
Sang tới phiên giao dịch ngày 15/8 tại thị trường châu Á, diễn biến tại các sàn giao dịch chứng khoán cũng không đồng nhất. Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 mở cửa với mức tăng 21,35 điểm (0,24%), lên 8.951,23 điểm, nhờ các báo cáo kinh tế tích cực tại Mỹ và một số nước châu Âu.
Tuy nhiên, tại Trung Quốc, hai thị trường chứng khoán chủ chốt là Thượng Hải và Hong Kong lại đồng loạt “đỏ sàn”, do những lo ngại về kinh tế trong nước. Đầu phiên, chỉ số Shanghai Composite và Hang Seng lần lượt hạ 5,63 điểm (0,26%) và 198,3 điểm (0,98%), xuống còn 2.136,90 điểm và 20.093,38 điểm./.
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones chỉ “nhích” nhẹ 2,71 điểm, tương đương 0,02%, lên 13.172,14 điểm, bất chấp đà tăng mạnh vào đầu phiên.
Trong khi đó, chỉ số S&P 500 gần như không biến động so với phiên trước và giảm 0,19 điểm (0,01%), xuống còn 1.403,92 điểm; còn chỉ số công nghệ Nasdaq cũng mất 5,54 điểm (0,18%), xuống 3.016,98 điểm.
Mở cửa phiên giao dịch 14/8, các chỉ số đồng loạt khởi sắc nhờ báo cáo mới nhất từ Bộ Lao động Mỹ cho hay doanh số bán lẻ của nước này trong tháng 7/2012 đã tăng tới 0,8% so với tháng trước đó, chấm dứt chuỗi ba tháng sụt giảm liên tiếp và vượt xa mức dự báo của giới phân tích.
Thông tin này cho thấy người tiêu dùng Mỹ đã quay lại các cửa hàng sau một thời gian thắt chặt hầu bao, đồng thời cũng khiến nhiều nhà đầu tư dấy lên hy vọng rằng nền kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng mạnh hơn trong quý 3 năm nay.
Tuy nhiên, đà đi lên vào đầu phiên của Phố Wall không thể duy trì tới cuối ngày, bởi nhiều nhà kinh doanh đã quyết định bán tháo các tài sản rủi ro, đẩy lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng từ mức 1,66% lên 1,73%. Thêm vào đó, việc giới đầu tư giữ tâm lý thận trọng trước bài phát biểu của Chủ tịch cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) Ben Bernanke vào ngày 31/8 tới cũng khiến thị trường cổ phiếu Mỹ trở nên ảm đạm.
Trái với diễn biến tại Mỹ, phía bên kia bờ Đại Tây Dương, các thị trường chứng khoán châu Âu lại đua nhau lên điểm, sau khi một số nền kinh tế lớn thuộc Khu vực đồng tiền chung (Eurozone) công bố mức tăng trưởng tốt hơn dự kiến trong quý 2/2012. Kết thúc phiên này, tại London, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 0,56%, lên 5.864,78 điểm. Chỉ số CAC 40 của Pháp cũng tiến thêm 0,70%, lên 3.450,27 điểm.
Trong khi tại sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt của Đức, chỉ số DAX 30 ghi thêm 0,94%, đóng cửa ở mức 6.974,39 điểm. Báo cáo mới đây từ Chính phủ Đức cho hay nền kinh tế lớn nhất châu Âu này đã tăng trưởng vượt dự kiến trong quý II vừa qua, đạt mức 0,3%, nhờ hoạt động xuất khẩu và nhu cầu tiêu thụ hàng hóa trong nước gia tăng.
Trong khi đó, tăng trưởng kinh tế Pháp cùng kỳ dù chỉ đạt 0%, song vẫn tốt hơn so với dự báo trước đó của giới phân tích rằng nền kinh tế lớn thứ hai Eurozone sẽ rơi vào suy thoái, giữa lúc cuộc khủng hoảng nợ tại liên minh tiền tệ này ngày một trầm trọng.
Sang tới phiên giao dịch ngày 15/8 tại thị trường châu Á, diễn biến tại các sàn giao dịch chứng khoán cũng không đồng nhất. Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 mở cửa với mức tăng 21,35 điểm (0,24%), lên 8.951,23 điểm, nhờ các báo cáo kinh tế tích cực tại Mỹ và một số nước châu Âu.
Tuy nhiên, tại Trung Quốc, hai thị trường chứng khoán chủ chốt là Thượng Hải và Hong Kong lại đồng loạt “đỏ sàn”, do những lo ngại về kinh tế trong nước. Đầu phiên, chỉ số Shanghai Composite và Hang Seng lần lượt hạ 5,63 điểm (0,26%) và 198,3 điểm (0,98%), xuống còn 2.136,90 điểm và 20.093,38 điểm./.
Minh Trang (TTXVN)