Ngày 30/1, một số chính khách Anh đã tham gia thành lập nhóm vận động duy trì vị trí của Xứ sở sương mù trong Liên minh châu Âu (EU) trong bối cảnh Thủ tướng nước này David Cameron mới đây tuyên bố sẽ tổ chức trưng cầu ý dân về việc Anh có nên ở lại EU hay không.
Trong thông báo của mình, nhóm này cho biết đang triệu tập một "đội quân" gồm những người chống lại tâm lý hoài nghi EU và mong muốn thúc đẩy chương trình cải cách và tăng trưởng vì lợi ích quốc gia của Anh.
Theo kế hoạch, cựu Ủy viên EU đồng thời là nhân vật có nhiều ảnh hưởng trong Công đảng đối lập Peter Maldelson sẽ có bài phát biểu trong buổi lễ ra mắt nhóm vận động, trong đó chỉ trích các nhóm tìm cách phá hoại ảnh hưởng của Anh trong EU.
Bộ trưởng Kenneth Clarke trong đảng Bảo thủ cầm quyền cũng dự định phát biểu ủng hộ lập trường của ông Cameron kêu gọi EU cải cách, song nhấn mạnh Anh là một phần quan trọng của thị trường EU gồm 500 triệu người.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Danny Alexander thuộc đảng Dân chủ Tự do trong liên minh cầm quyền với đảng Bảo thủ, cũng sẽ tuyên bố kế hoạch trưng cầu ý dân của ông Cameron là "vô lý."
Quan chức này dự định nhấn mạnh Chính phủ Anh có thể đưa ra một sự lựa chọn có sức thuyết phục hơn: Nếu tiếp tục duy trì vị trí trung tâm trong EU, nước Anh sẽ hùng mạnh, có ảnh hưởng ở châu Âu, có ảnh hưởng nhiều hơn trên thế giới và sẽ mạnh hơn trong quan hệ với Mỹ và Trung Quốc.
Theo bản tin đêm 30/1 của đài RFI, giới doanh nhân và tài chính Anh không mặn mà với kịch bản Anh rời khỏi EU vì họ cho rằng nước Anh phải thành viên của của tổ chức này để tiếp tục là cánh cửa mở ra thị trường châu Âu đón các nhà đầu tư quốc tế.
Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc tập đoàn quảng cáo và truyền thông WPP Martin Sorell cùng với nhiều doanh nhân nổi tiếng của Anh đã gửi thư ngỏ tới Thủ tướng Cameron, kêu gọi để Anh ở lại trong EU.
Trong bài diễn ngày 23/1, ông Cameron tuyên bố sẽ thương lượng lại với EU về các điều kiện thành viên của Anh và khẳng định sẽ tổ chức trưng cầu ý dân vào cuối năm 2017 về việc nước này có nên ở lại EU hay không, nếu đảng Bảo thủ của ông giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử vào năm 2015./.
Trong thông báo của mình, nhóm này cho biết đang triệu tập một "đội quân" gồm những người chống lại tâm lý hoài nghi EU và mong muốn thúc đẩy chương trình cải cách và tăng trưởng vì lợi ích quốc gia của Anh.
Theo kế hoạch, cựu Ủy viên EU đồng thời là nhân vật có nhiều ảnh hưởng trong Công đảng đối lập Peter Maldelson sẽ có bài phát biểu trong buổi lễ ra mắt nhóm vận động, trong đó chỉ trích các nhóm tìm cách phá hoại ảnh hưởng của Anh trong EU.
Bộ trưởng Kenneth Clarke trong đảng Bảo thủ cầm quyền cũng dự định phát biểu ủng hộ lập trường của ông Cameron kêu gọi EU cải cách, song nhấn mạnh Anh là một phần quan trọng của thị trường EU gồm 500 triệu người.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Danny Alexander thuộc đảng Dân chủ Tự do trong liên minh cầm quyền với đảng Bảo thủ, cũng sẽ tuyên bố kế hoạch trưng cầu ý dân của ông Cameron là "vô lý."
Quan chức này dự định nhấn mạnh Chính phủ Anh có thể đưa ra một sự lựa chọn có sức thuyết phục hơn: Nếu tiếp tục duy trì vị trí trung tâm trong EU, nước Anh sẽ hùng mạnh, có ảnh hưởng ở châu Âu, có ảnh hưởng nhiều hơn trên thế giới và sẽ mạnh hơn trong quan hệ với Mỹ và Trung Quốc.
Theo bản tin đêm 30/1 của đài RFI, giới doanh nhân và tài chính Anh không mặn mà với kịch bản Anh rời khỏi EU vì họ cho rằng nước Anh phải thành viên của của tổ chức này để tiếp tục là cánh cửa mở ra thị trường châu Âu đón các nhà đầu tư quốc tế.
Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc tập đoàn quảng cáo và truyền thông WPP Martin Sorell cùng với nhiều doanh nhân nổi tiếng của Anh đã gửi thư ngỏ tới Thủ tướng Cameron, kêu gọi để Anh ở lại trong EU.
Trong bài diễn ngày 23/1, ông Cameron tuyên bố sẽ thương lượng lại với EU về các điều kiện thành viên của Anh và khẳng định sẽ tổ chức trưng cầu ý dân vào cuối năm 2017 về việc nước này có nên ở lại EU hay không, nếu đảng Bảo thủ của ông giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử vào năm 2015./.
(TTXVN)