Việc công ty Panasonic (chiếm 8% thị phần thị trường tivi thế giới) thu nhỏ quy mô sản xuất tivi đã có ảnh hưởng lớn đến chiến lược kinh doanh của các công ty lớn khác như Sony và Sharp, đồng thời danh sách thứ tự các “đại gia” sản xuất tivi có lẽ cũng sẽ có sự thay đổi.
Một lãnh đạo cấp cao của Panasonic đã miêu tả thực trạng kinh doanh tivi của công ty này là “bị trọng thương gần chết.”
Kể từ sau khi bắt đầu sản xuất tivi năm 1952 cho đến nay, lĩnh vực này đã hỗ trợ cho kinh doanh của công ty trong gần 60 năm qua. Tuy nhiên, triển vọng kinh doanh tivi đang u ám do nhu cầu trong nước đã đến mức bão hòa sau khi việc chuyển sang phát sóng truyền hình kỹ thuật số mặt đất tại Nhật Bản hoàn tất, mặc dù vẫn có thể trông đợi vào nhu cầu gia tăng ở các nền kinh tế mới nổi.
Về giá cả, do gặp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ của các công ty Hàn Quốc, giá tivi do Panasonic sản xuất cũng buộc phải giảm tới 30% trong vòng 1 năm qua và công ty cũng buộc phải cắt giảm nhân công.
Các công ty sản xuất kinh doanh tivi khác của Nhật Bản cũng đang lâm vào tình thế khó khăn.
Năm 2005, các công ty Nhật Bản chiếm tới 48% thị phần thị trường tivi thế giới, bỏ xa các đối thủ Hàn Quốc chỉ chiếm 21%. Tuy nhiên, năm 2010, thị phần của các công ty Nhật Bản đã giảm xuống còn 38%, trong khi thị phần của các công ty Hàn Quốc đã tăng lên đến 36%.
Sau đó, các công ty Hàn Quốc đã vượt mặt các công ty Nhật Bản trong lĩnh vực này. Ưu thế của các công ty Nhật Bản đã mất và các công ty Nhật Bản cũng không thể đuổi kịp nguồn vốn đầu tư trang thiết bị khổng lồ của các công ty Hàn Quốc.
Ngoài ra, đồng won mất giá đã tiếp thêm sức cạnh tranh cho các công ty Hàn Quốc, trong khi đồng yen tăng giá đã cướp đi năng lực cạnh tranh của các công ty Nhật Bản.
Ngoài Panasonic, các công ty sản xuất kinh doanh tivi khác của Nhật Bản cũng đang đau đầu với thành tích kinh doanh đang xấu đi. Lĩnh vực kinh doanh tivi của Sony bị lỗ 7 năm liên tục kể từ năm 2004-2010.
Do kinh doanh thua lỗ trong quý 1 năm tài chính 2011 (từ tháng 4 đến tháng 6), Sony đã hạ doanh số mục tiêu trong năm tài chính 2011 từ 27 triệu chiếc xuống còn 22 triệu chiếc, đồng thời đang thảo luận cải tổ cơ cấu kinh doanh.
Công ty Hitachi đã đưa ra phương châm rút khỏi lĩnh vực sản xuất tivi của mình vào giữa năm tài chính 2011 và có khả năng sẽ có những thay đổi lớn trong ngành sản xuất tivi./.
Một lãnh đạo cấp cao của Panasonic đã miêu tả thực trạng kinh doanh tivi của công ty này là “bị trọng thương gần chết.”
Kể từ sau khi bắt đầu sản xuất tivi năm 1952 cho đến nay, lĩnh vực này đã hỗ trợ cho kinh doanh của công ty trong gần 60 năm qua. Tuy nhiên, triển vọng kinh doanh tivi đang u ám do nhu cầu trong nước đã đến mức bão hòa sau khi việc chuyển sang phát sóng truyền hình kỹ thuật số mặt đất tại Nhật Bản hoàn tất, mặc dù vẫn có thể trông đợi vào nhu cầu gia tăng ở các nền kinh tế mới nổi.
Về giá cả, do gặp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ của các công ty Hàn Quốc, giá tivi do Panasonic sản xuất cũng buộc phải giảm tới 30% trong vòng 1 năm qua và công ty cũng buộc phải cắt giảm nhân công.
Các công ty sản xuất kinh doanh tivi khác của Nhật Bản cũng đang lâm vào tình thế khó khăn.
Năm 2005, các công ty Nhật Bản chiếm tới 48% thị phần thị trường tivi thế giới, bỏ xa các đối thủ Hàn Quốc chỉ chiếm 21%. Tuy nhiên, năm 2010, thị phần của các công ty Nhật Bản đã giảm xuống còn 38%, trong khi thị phần của các công ty Hàn Quốc đã tăng lên đến 36%.
Sau đó, các công ty Hàn Quốc đã vượt mặt các công ty Nhật Bản trong lĩnh vực này. Ưu thế của các công ty Nhật Bản đã mất và các công ty Nhật Bản cũng không thể đuổi kịp nguồn vốn đầu tư trang thiết bị khổng lồ của các công ty Hàn Quốc.
Ngoài ra, đồng won mất giá đã tiếp thêm sức cạnh tranh cho các công ty Hàn Quốc, trong khi đồng yen tăng giá đã cướp đi năng lực cạnh tranh của các công ty Nhật Bản.
Ngoài Panasonic, các công ty sản xuất kinh doanh tivi khác của Nhật Bản cũng đang đau đầu với thành tích kinh doanh đang xấu đi. Lĩnh vực kinh doanh tivi của Sony bị lỗ 7 năm liên tục kể từ năm 2004-2010.
Do kinh doanh thua lỗ trong quý 1 năm tài chính 2011 (từ tháng 4 đến tháng 6), Sony đã hạ doanh số mục tiêu trong năm tài chính 2011 từ 27 triệu chiếc xuống còn 22 triệu chiếc, đồng thời đang thảo luận cải tổ cơ cấu kinh doanh.
Công ty Hitachi đã đưa ra phương châm rút khỏi lĩnh vực sản xuất tivi của mình vào giữa năm tài chính 2011 và có khả năng sẽ có những thay đổi lớn trong ngành sản xuất tivi./.
Minh Sơn (Vietnam+)