Tại cuộc họp trực tuyến chiều 13/10, tại Hà Nội của Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương với các tinh, thành phố từ Thanh Hóa đến Phú Yên để bàn các biện pháp ứng phó với cơn bão số 11 (tên quốc tế là Nari), Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải chỉ đạo các địa phương cần theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão số 11 để ứng phó kịp thời.
Phó Thủ tướng yêu cầu các tỉnh, thành phố kiên quyết kêu gọi tàu, thuyền đang hoạt động trong vùng nguy hiểm di chuyển vào bờ; đồng thời tập trung tổ chức, hướng dẫn neo đậu tàu, thuyền tại nơi tránh trú đảm bảo an toàn, tuyệt đối không để lại người ở tàu, thuyền, lồng bè nuôi trồng thủy sản khi bão đổ bộ.
Các tỉnh, thành phố kiểm tra, đôn đốc các hồ vận hành xả nước phù hợp với tình hình thực tế, riêng các hồ chứa không đảm bảo an toàn thì không được tích nước. Đồng thời kiểm tra hệ thống cảnh báo lũ, thông tin liên lạc, phương án sơ tán dân vùng hạ du để kịp thời cảnh báo và sơ tán dân khi xả lũ; rà soát phương án sơ tán dân, di dời dân ra khỏi vùng ảnh hưởng trực tiếp của bão; khẩn trương chằng chống nhà cửa, kho tàng công trình, cắt tỉa cành cây;
Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Công an chỉ đạo thực hiện cấm các phương tiện lưu thông tại những khu vực nguy hiểm khi bão đổ bộ vào đất liền. Bộ Thông tin - Truyền thông chỉ đạo các đơn vị, doanh nghiệp tăng cường lực lượng, phương tiện để đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt. Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương - Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn thành lập 2 đoàn công tác xuống kiểm tra, chỉ đạo công tác ứng phó với bão số 11 tại địa phương. Các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường công tác tuyên truyền về cơn bão số 11.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát kiêm Trưởng Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương đề nghị các tỉnh, thành phố gồm Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên-Huế và Quảng Trị cần hoàn thành công tác phòng chống bão số 11 trước 19 giờ ngày 14/10 và căn cứ tình hình thực tế có thể cho học sinh nghỉ học vào ngày 15/10. Riêng tỉnh Quảng Bình nên triển khai công tác sơ tán người già, trẻ nhỏ ở những khu vực nguy hiểm trước 19 giờ tối mai (14/10).
Ông Bùi Minh Tăng, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương cho biết, hồi 16 giờ ngày 13/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 15,6 độ Vĩ Bắc; 113,2 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 220km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 (tức là từ 134 đến 149 km/giờ), giật cấp 15, cấp 16. Đêm nay và sáng mai (13/10) bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, sau đó có khả năng đổi hướng di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây Bắc.
Ông Tăng nhận định, tâm bão số 11 nhiều khả năng đi vào các tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng-Thừa Thiên-Huế song cũng không loại trừ khả năng bão đi về phía Quảng Bình. Do ảnh hưởng của bão, từ trưa hoặc chiều 14/10, các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Nam sẽ có mưa vừa, mưa to.
Tại cuộc họp, đại diện Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố từ Thanh Hóa đến Phú Yên cho biết đã nhanh chóng triển khai công tác ứng phó với bão số 11. Các địa phương đều nắm chắc thông tin về tàu, thuyền hoạt động trên biển, đồng thời đang tiếp tục theo dõi các hồ chứa để có phương án xử lý kịp thời.
Trước diễn biến phức tạp của bão số 11, Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Định đã chỉ đạo các địa phương và ngành chức năng cũng như nhân dân trên địa bàn tỉnh chủ động ứng phó ảnh hưởng của bão số 11; tập trung kiểm soát và hướng dẫn tàu thuyền vào nơi neo đậu trật tự, an toàn; nghiêm cấm các tàu thuyền và những người nuôi trồng hải sản ở lại trên tàu thuyền, lồng bè nuôi hải sản.
Tỉnh yêu cầu các ngành chức năng triển khai phương án cho người dân ở những khu vực nguy hiểm do triều cường, sạt lở bờ sông, suối, lở núi và vùng ngập lụt sẵn sàng di chuyển khi có lệnh; các chủ hồ chứa nước thủy lợi trực 24/24 và có biện pháp kịp thời khi cần xả lũ đảm bảo an toàn hồ chứa, nhất là những hồ xuống cấp nghiêm trọng.
Tỉnh cũng yều cầu các địa phương vùng trũng thường bị ngập lụt cần cử lực lượng thường trực hướng dẫn người dân qua lại những đoạn tràn bị ngập, hệ thống đò ngang đảm bảo an toàn tính mạng người dân qua lại an toàn.
Theo Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng và Chi cục Bảo vệ nguồn lợi tỉnh Bình Định, đến chiều tối 13/10, tổng số tàu thuyền di chuyển đánh bắt trên các ngư trường là 7.348 tàu, với 42.150 người; trong đó neo đậu, hoạt động ven bờ trong tỉnh là 4.536 tàu với 21.200 người; khu vực Quãng Ngãi đến Quảng Ninh 189 tàu với 1.327 người; khu vực phía Nam từ Phú Yên đến Kiên Giang 2.033 tàu với 15.067 người...
Dự báo từ đêm nay (13/10), vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi gió mạnh dần lên cấp 8, sau tăng lên cấp 10-11, vùng tâm bão đi qua mạnh cấp 13-14, giật cấp 15-16. Biển động dữ dội.
Do đặc điểm tỉnh Đắk Nông có địa hình bị chia cắt mạnh, lượng mưa trong mùa lũ có cường độ tương đối lớn, nên lượng nước trong các sông suối tập trung nhanh, khả năng xảy ra lũ quét, lũ ống rất cao.
Theo báo cáo hàng năm của Ban chỉ đạo phòng chống và giảm nhẹ thiên tai tỉnh, thiệt hại về tài sản, nhà cửa, giao thông, cầu cống, thủy lợi… do lũ gây ra trên địa bàn là rất lớn, có năm thiệt hại hơn 180 tỷ đồng.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có có 164 công trình cầu tạm, cầu treo, trong đó có 161 cầu gỗ, 2 công trình bằng bêtông cốt thép, 1 cầu sắt. Các công trình trên chủ yếu được làm bằng gỗ, không có lan can bảo vệ và được xây dựng trên các khe suối nhỏ để phục vụ cho việc đi lại của bà con nông thôn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Các công trình này chủ yếu tập trung tại các huyện Đắk R’lấp (50 công trình), Đắk Song (29 công trình) và Đắk Mil (28 công trình).
Nhiều đơn vị hành chính xã tuy có tổng diện tích tự nhiên không lớn nhưng có nhiều công trình cầu tạm, điển hình như xã Đắk Sin, huyện Đắk R’lấp 9 công trình; xã Đắk N’drot, huyện Đắk Mil có 8 công trình tiềm ẩn nguy hiểm.
Ông Nguyễn Thành Lý, Trưởng phòng Phòng chống lụt bão, Chi cục Thủy lợi tỉnh Đắk Nông cho biết do còn nhiều khó khăn về kinh phí, nên tỉnh chỉ tập trung làm những cầu trọng điểm, những vùng hay bị ngập lụt, những vùng có nhu cầu giao thông lớn, ưu tiên trước mắt là để đảm bảo an toàn tính mạng cho học sinh./.
Phó Thủ tướng yêu cầu các tỉnh, thành phố kiên quyết kêu gọi tàu, thuyền đang hoạt động trong vùng nguy hiểm di chuyển vào bờ; đồng thời tập trung tổ chức, hướng dẫn neo đậu tàu, thuyền tại nơi tránh trú đảm bảo an toàn, tuyệt đối không để lại người ở tàu, thuyền, lồng bè nuôi trồng thủy sản khi bão đổ bộ.
Các tỉnh, thành phố kiểm tra, đôn đốc các hồ vận hành xả nước phù hợp với tình hình thực tế, riêng các hồ chứa không đảm bảo an toàn thì không được tích nước. Đồng thời kiểm tra hệ thống cảnh báo lũ, thông tin liên lạc, phương án sơ tán dân vùng hạ du để kịp thời cảnh báo và sơ tán dân khi xả lũ; rà soát phương án sơ tán dân, di dời dân ra khỏi vùng ảnh hưởng trực tiếp của bão; khẩn trương chằng chống nhà cửa, kho tàng công trình, cắt tỉa cành cây;
Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Công an chỉ đạo thực hiện cấm các phương tiện lưu thông tại những khu vực nguy hiểm khi bão đổ bộ vào đất liền. Bộ Thông tin - Truyền thông chỉ đạo các đơn vị, doanh nghiệp tăng cường lực lượng, phương tiện để đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt. Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương - Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn thành lập 2 đoàn công tác xuống kiểm tra, chỉ đạo công tác ứng phó với bão số 11 tại địa phương. Các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường công tác tuyên truyền về cơn bão số 11.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát kiêm Trưởng Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương đề nghị các tỉnh, thành phố gồm Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên-Huế và Quảng Trị cần hoàn thành công tác phòng chống bão số 11 trước 19 giờ ngày 14/10 và căn cứ tình hình thực tế có thể cho học sinh nghỉ học vào ngày 15/10. Riêng tỉnh Quảng Bình nên triển khai công tác sơ tán người già, trẻ nhỏ ở những khu vực nguy hiểm trước 19 giờ tối mai (14/10).
Ông Bùi Minh Tăng, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương cho biết, hồi 16 giờ ngày 13/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 15,6 độ Vĩ Bắc; 113,2 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 220km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 (tức là từ 134 đến 149 km/giờ), giật cấp 15, cấp 16. Đêm nay và sáng mai (13/10) bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, sau đó có khả năng đổi hướng di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây Bắc.
Ông Tăng nhận định, tâm bão số 11 nhiều khả năng đi vào các tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng-Thừa Thiên-Huế song cũng không loại trừ khả năng bão đi về phía Quảng Bình. Do ảnh hưởng của bão, từ trưa hoặc chiều 14/10, các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Nam sẽ có mưa vừa, mưa to.
Tại cuộc họp, đại diện Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố từ Thanh Hóa đến Phú Yên cho biết đã nhanh chóng triển khai công tác ứng phó với bão số 11. Các địa phương đều nắm chắc thông tin về tàu, thuyền hoạt động trên biển, đồng thời đang tiếp tục theo dõi các hồ chứa để có phương án xử lý kịp thời.
Trước diễn biến phức tạp của bão số 11, Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Định đã chỉ đạo các địa phương và ngành chức năng cũng như nhân dân trên địa bàn tỉnh chủ động ứng phó ảnh hưởng của bão số 11; tập trung kiểm soát và hướng dẫn tàu thuyền vào nơi neo đậu trật tự, an toàn; nghiêm cấm các tàu thuyền và những người nuôi trồng hải sản ở lại trên tàu thuyền, lồng bè nuôi hải sản.
Tỉnh yêu cầu các ngành chức năng triển khai phương án cho người dân ở những khu vực nguy hiểm do triều cường, sạt lở bờ sông, suối, lở núi và vùng ngập lụt sẵn sàng di chuyển khi có lệnh; các chủ hồ chứa nước thủy lợi trực 24/24 và có biện pháp kịp thời khi cần xả lũ đảm bảo an toàn hồ chứa, nhất là những hồ xuống cấp nghiêm trọng.
Tỉnh cũng yều cầu các địa phương vùng trũng thường bị ngập lụt cần cử lực lượng thường trực hướng dẫn người dân qua lại những đoạn tràn bị ngập, hệ thống đò ngang đảm bảo an toàn tính mạng người dân qua lại an toàn.
Theo Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng và Chi cục Bảo vệ nguồn lợi tỉnh Bình Định, đến chiều tối 13/10, tổng số tàu thuyền di chuyển đánh bắt trên các ngư trường là 7.348 tàu, với 42.150 người; trong đó neo đậu, hoạt động ven bờ trong tỉnh là 4.536 tàu với 21.200 người; khu vực Quãng Ngãi đến Quảng Ninh 189 tàu với 1.327 người; khu vực phía Nam từ Phú Yên đến Kiên Giang 2.033 tàu với 15.067 người...
Dự báo từ đêm nay (13/10), vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi gió mạnh dần lên cấp 8, sau tăng lên cấp 10-11, vùng tâm bão đi qua mạnh cấp 13-14, giật cấp 15-16. Biển động dữ dội.
Do đặc điểm tỉnh Đắk Nông có địa hình bị chia cắt mạnh, lượng mưa trong mùa lũ có cường độ tương đối lớn, nên lượng nước trong các sông suối tập trung nhanh, khả năng xảy ra lũ quét, lũ ống rất cao.
Theo báo cáo hàng năm của Ban chỉ đạo phòng chống và giảm nhẹ thiên tai tỉnh, thiệt hại về tài sản, nhà cửa, giao thông, cầu cống, thủy lợi… do lũ gây ra trên địa bàn là rất lớn, có năm thiệt hại hơn 180 tỷ đồng.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có có 164 công trình cầu tạm, cầu treo, trong đó có 161 cầu gỗ, 2 công trình bằng bêtông cốt thép, 1 cầu sắt. Các công trình trên chủ yếu được làm bằng gỗ, không có lan can bảo vệ và được xây dựng trên các khe suối nhỏ để phục vụ cho việc đi lại của bà con nông thôn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Các công trình này chủ yếu tập trung tại các huyện Đắk R’lấp (50 công trình), Đắk Song (29 công trình) và Đắk Mil (28 công trình).
Nhiều đơn vị hành chính xã tuy có tổng diện tích tự nhiên không lớn nhưng có nhiều công trình cầu tạm, điển hình như xã Đắk Sin, huyện Đắk R’lấp 9 công trình; xã Đắk N’drot, huyện Đắk Mil có 8 công trình tiềm ẩn nguy hiểm.
Ông Nguyễn Thành Lý, Trưởng phòng Phòng chống lụt bão, Chi cục Thủy lợi tỉnh Đắk Nông cho biết do còn nhiều khó khăn về kinh phí, nên tỉnh chỉ tập trung làm những cầu trọng điểm, những vùng hay bị ngập lụt, những vùng có nhu cầu giao thông lớn, ưu tiên trước mắt là để đảm bảo an toàn tính mạng cho học sinh./.
(TTXVN)