Luồng "tiền bẩn" chảy ra bên ngoài thông qua vấn nạn tham nhũng, tội phạm và trốn thuế đã khiến các nước đang phát triển thất thoát gần 6.000 tỷ USD trong thập niên vừa qua.
Nhận định trên được đưa ra trong bản báo cáo của Tổ chức Liêm chính Tài chính Toàn cầu (GFI) - nhóm vận động trách nhiệm giải trình tài chính có trụ sở tại Washington (Mỹ) - công bố ngày 17/12.
Bản báo cáo mới nhất của GFI cho thấy tổng luồng vốn bất hợp pháp trong năm 2010 tăng 11% so với năm trước đó. Trung Quốc là nước thất thoát nhiều nhất khi cường quốc châu Á này chiếm gần một nửa trong tổng số 858,8 tỷ USD lượng "tiền bẩn" chảy vào các "thiên đường thuế" và các ngân hàng phương Tây trong năm 2010, gấp hơn 8 lần lượng "tiền bẩn" của các nước như Malaysia và Mexico.
Thống kê cho thấy trong năm 2010, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đã thất thoát 420,4 tỷ USD và mất tổng cộng 2,74 nghìn tỷ USD trong hơn 10 năm qua. Trong khi đó, lượng "tiền bẩn" khiến Mexico thất thoát 51,17 tỷ USD trong năm 2010 và tổng cộng trong thập kỷ qua, nước này thiệt hại khoảng 476 tỷ USD. Đối với Malaysia, nền kinh tế nặng về xuất khẩu này cũng đã bị thất thoát 64,38 tỷ USD trong năm 2010 và khoảng 285 tỷ USD trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2010.
Cũng theo bản báo cáo này, trong số 10 nước chịu thiệt hại nhiều nhất do "tiền bẩn", 3 nước gồm Ấn Độ, Nigeria và Philíppines hiện đang phải đối mặt với những vấn nạn nghiêm trọng như tham nhũng, chênh lệch giàu nghèo và các vấn đề an ninh nội bộ.
Trong khi đó, Giám đốc GFI Raymond Baker nhận định các nước đang phát triển đang bị thất thoát ngày càng nhiều tiền trong bối cảnh cả 2 nhóm nước giàu và nghèo đều đang phải đấu tranh để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Người đứng đầu GFI nhấn mạnh báo cáo này là hồi chuông cảnh tỉnh hối thúc các nhà lãnh đạo thế giới nhanh chóng đưa ra các biện pháp hiệu quả nhằm đối phó với luồng vốn bất hợp pháp.
Thông qua báo cáo trên, GFI cũng kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới nỗ lực hơn nữa nhằm ngăn chặn dòng chảy "tiền bẩn" bằng cách hạn chế các tài khoản ngân hàng bí mật, cải cách hải quan và các giao thức thương mại, yêu cầu các công ty đa quốc gia báo cáo lợi nhuận để ngăn chặn trốn thuế, đồng thời thực thi các biện pháp mạnh mẽ để ngăn chặn tình trạng rửa tiền./.
Nhận định trên được đưa ra trong bản báo cáo của Tổ chức Liêm chính Tài chính Toàn cầu (GFI) - nhóm vận động trách nhiệm giải trình tài chính có trụ sở tại Washington (Mỹ) - công bố ngày 17/12.
Bản báo cáo mới nhất của GFI cho thấy tổng luồng vốn bất hợp pháp trong năm 2010 tăng 11% so với năm trước đó. Trung Quốc là nước thất thoát nhiều nhất khi cường quốc châu Á này chiếm gần một nửa trong tổng số 858,8 tỷ USD lượng "tiền bẩn" chảy vào các "thiên đường thuế" và các ngân hàng phương Tây trong năm 2010, gấp hơn 8 lần lượng "tiền bẩn" của các nước như Malaysia và Mexico.
Thống kê cho thấy trong năm 2010, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đã thất thoát 420,4 tỷ USD và mất tổng cộng 2,74 nghìn tỷ USD trong hơn 10 năm qua. Trong khi đó, lượng "tiền bẩn" khiến Mexico thất thoát 51,17 tỷ USD trong năm 2010 và tổng cộng trong thập kỷ qua, nước này thiệt hại khoảng 476 tỷ USD. Đối với Malaysia, nền kinh tế nặng về xuất khẩu này cũng đã bị thất thoát 64,38 tỷ USD trong năm 2010 và khoảng 285 tỷ USD trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2010.
Cũng theo bản báo cáo này, trong số 10 nước chịu thiệt hại nhiều nhất do "tiền bẩn", 3 nước gồm Ấn Độ, Nigeria và Philíppines hiện đang phải đối mặt với những vấn nạn nghiêm trọng như tham nhũng, chênh lệch giàu nghèo và các vấn đề an ninh nội bộ.
Trong khi đó, Giám đốc GFI Raymond Baker nhận định các nước đang phát triển đang bị thất thoát ngày càng nhiều tiền trong bối cảnh cả 2 nhóm nước giàu và nghèo đều đang phải đấu tranh để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Người đứng đầu GFI nhấn mạnh báo cáo này là hồi chuông cảnh tỉnh hối thúc các nhà lãnh đạo thế giới nhanh chóng đưa ra các biện pháp hiệu quả nhằm đối phó với luồng vốn bất hợp pháp.
Thông qua báo cáo trên, GFI cũng kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới nỗ lực hơn nữa nhằm ngăn chặn dòng chảy "tiền bẩn" bằng cách hạn chế các tài khoản ngân hàng bí mật, cải cách hải quan và các giao thức thương mại, yêu cầu các công ty đa quốc gia báo cáo lợi nhuận để ngăn chặn trốn thuế, đồng thời thực thi các biện pháp mạnh mẽ để ngăn chặn tình trạng rửa tiền./.
(TTXVN)