Chỉ còn mấy ngày nữa là đến Tết Nguyên đán Nhâm Thìn 2012. Năm nay, nghỉ lễ dài ngày (9 ngày) các gia đình tất bật lo mua sắm thực phẩm dự trữ để gia đình đón Tết bên những mâm cơm sum họp đầu năm mới tươi ngon, đa dạng,... Vì thế lựa chọn thực phẩm an toàn và tốt cho sức khỏe đang là mối quan tâm hàng đầu của các bà nội trợ.
Bữa cỗ ngày Tết mở đầu cho một năm mới nên tâm lý nhiều người dân gửi ước mong sung túc cả năm qua việc bày biện đồ ăn, thức uống ngày Tết. Tâm lý của người Việt Nam là “no ba ngày Tết” nên ai cũng dự trữ nhiều thực phẩm… hầu như tất cả các sản phẩm được dự trữ thủ công, để vào tủ lạnh.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, thức ăn Tết thường được chế biến và dự trữ để ăn nhiều ngày nên rất dễ bị ôi thiu, mốc kể cả để trong tủ lạnh, tủ đá nếu không đúng cách. Nguy cơ thực phẩm bị ôi, nấm mốc là rất lớn. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, không cần thiết mua, dự trữ và nấu quá nhiều thức ăn chế biến sẵn trong ngày Tết nếu điều kiện bảo quản tại các gia đình không thật tốt và đảm bảo an toàn.
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết thực phẩm sau khi mua về phải làm sạch và bảo quản đúng cách như sau: đối với thịt, cá tươi sống sau khi làm sạch và sơ chế cần được bảo quản ở ngăn đá. Với những loại quả gia vị như ớt, cà chua, dọc, dứa... trước khi cho vào tủ lạnh bảo quản, mọi người cần rửa sạch, loại bỏ những quả tì vết, ấn lõm mềm, không cứng và có dấu hiệu thối hỏng; sau đó, cho vào một túi đóng kín, buộc lại và cho vào ngăn rau củ.
Với rau, củ quả như: súp lơ, su hào, bắp cải, cà rốt nếu muốn bảo quản lâu, sau khi bỏ lá rau sâu, lá dập, cắt bỏ phần rễ, rửa sạch cho vào bao xốp cột kín rồi để ở ngăn mát tủ lạnh. Đối với các thực phẩm khác như: thịt gà, thịt bò, thịt lơn thì tốt nhất bọc giấy bóng bên ngoài và bảo quản trong tủ lạnh ngăn thịt. Nếu không có tủ lạnh, cần phải sơ chế qua rồi bảo quản theo dự định nấu ăn.
Theo đó, các thực phẩm cần phân loại và bảo quản thức ăn sống, chín vào những hộp riêng biệt. Các món ăn như thịt kho hột vịt, cá lóc kho, măng hầm chân giò, khổ qua dồn thịt... nấu đủ ăn 2-3 bữa, không nên hầm đi hầm lại nhiều lần. Các món chiên, quay, gà rôti để trong hộp lớn, chế ngập dầu mỡ để ngăn mát, khi ăn lấy đủ phần ăn hâm lại. Trái cây rửa sạch để ráo, cho vào bao xốp trước khi cất tủ lạnh. Đối với thức ăn nấu chín, cần để nguội hẳn, đậy kín và cất vào tủ lạnh.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, một số mẹo bảo quản thực phẩm ngày tết cần được lưu ý như bánh chưng không nên bảo quản tủ lạnh vì bị lại gạo. Bánh nên treo chỗ thoáng mát, tránh chỗ nóng hay ẩm ướt. Các loại củ không nhất thiết bỏ vào tủ lạnh, chỉ cần xếp xuống sàn nhà chỗ râm mát như gầm giường, gầm chạn… có thể giữ được đến 12 ngày. Nếu không có tủ lạnh, rau ăn lá cho vào túi ni lông đục lỗ và để nơi khô, mát. Việc bảo quản kín sẽ giúp thức ăn không bị khô, không bị bốc mùi, không lây nhiễm vi sinh vật sang các món ăn khác.
Khi để nhiều thức ăn trong tủ lạnh, cần chỉnh lại nhiệt độ (tăng độ lạnh), nếu không đủ độ lạnh, thức ăn sẽ mau hư. Đặc biệt, người dân nên bỏ thói quen để nguyên đĩa, bát đựng thức ăn thừa không đậy nắp cho vào tủ lạnh bảo quản vì dễ làm tủ lạnh bị ô nhiễm. Do thức ăn không đậy kín, mùi đồ ăn và chất mặn bốc hơi được hút vào hệ thống dàn bay hơi, làm han gỉ quạt và dàn. Vi khuẩn từ các đồ ăn chưa được làm sạch tươi sống sẽ lây nhiễm vào các đồ ăn chín khác có trong tủ lạnh. Điều này có thể khiến người sử dụng bị rối loạn tiêu hóa, nhiễm độc khi mang đồ ăn chín ra ăn mà không đun nấu lại.
Bên cạnh đó, thói quen đi chợ mua trứng gà, vịt về vẫn còn bám dính vết bẩn từ chuồng nuôi; rau quả chứa hóa chất từ lượng phân bón dư cho tới thuốc trừ sâu; thịt, cá chứa vi khuẩn gây nhiều loại dịch bệnh khác nhau... cứ xếp vào tủ, không cho vào từng túi ni lông hay hộp chứa riêng sẽ khiến tủ lạnh thành ổ chứa vi trùng và dịch bệnh. Thịt cá tươi muốn để lâu nên bảo quản lạnh từ 0 độ C - 4 độ C. Giò chả nếu nguyên cây phải bảo quản ở 0 độ C - 7 độ C, dùng được 7-10 ngày./.
Bữa cỗ ngày Tết mở đầu cho một năm mới nên tâm lý nhiều người dân gửi ước mong sung túc cả năm qua việc bày biện đồ ăn, thức uống ngày Tết. Tâm lý của người Việt Nam là “no ba ngày Tết” nên ai cũng dự trữ nhiều thực phẩm… hầu như tất cả các sản phẩm được dự trữ thủ công, để vào tủ lạnh.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, thức ăn Tết thường được chế biến và dự trữ để ăn nhiều ngày nên rất dễ bị ôi thiu, mốc kể cả để trong tủ lạnh, tủ đá nếu không đúng cách. Nguy cơ thực phẩm bị ôi, nấm mốc là rất lớn. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, không cần thiết mua, dự trữ và nấu quá nhiều thức ăn chế biến sẵn trong ngày Tết nếu điều kiện bảo quản tại các gia đình không thật tốt và đảm bảo an toàn.
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết thực phẩm sau khi mua về phải làm sạch và bảo quản đúng cách như sau: đối với thịt, cá tươi sống sau khi làm sạch và sơ chế cần được bảo quản ở ngăn đá. Với những loại quả gia vị như ớt, cà chua, dọc, dứa... trước khi cho vào tủ lạnh bảo quản, mọi người cần rửa sạch, loại bỏ những quả tì vết, ấn lõm mềm, không cứng và có dấu hiệu thối hỏng; sau đó, cho vào một túi đóng kín, buộc lại và cho vào ngăn rau củ.
Với rau, củ quả như: súp lơ, su hào, bắp cải, cà rốt nếu muốn bảo quản lâu, sau khi bỏ lá rau sâu, lá dập, cắt bỏ phần rễ, rửa sạch cho vào bao xốp cột kín rồi để ở ngăn mát tủ lạnh. Đối với các thực phẩm khác như: thịt gà, thịt bò, thịt lơn thì tốt nhất bọc giấy bóng bên ngoài và bảo quản trong tủ lạnh ngăn thịt. Nếu không có tủ lạnh, cần phải sơ chế qua rồi bảo quản theo dự định nấu ăn.
Theo đó, các thực phẩm cần phân loại và bảo quản thức ăn sống, chín vào những hộp riêng biệt. Các món ăn như thịt kho hột vịt, cá lóc kho, măng hầm chân giò, khổ qua dồn thịt... nấu đủ ăn 2-3 bữa, không nên hầm đi hầm lại nhiều lần. Các món chiên, quay, gà rôti để trong hộp lớn, chế ngập dầu mỡ để ngăn mát, khi ăn lấy đủ phần ăn hâm lại. Trái cây rửa sạch để ráo, cho vào bao xốp trước khi cất tủ lạnh. Đối với thức ăn nấu chín, cần để nguội hẳn, đậy kín và cất vào tủ lạnh.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, một số mẹo bảo quản thực phẩm ngày tết cần được lưu ý như bánh chưng không nên bảo quản tủ lạnh vì bị lại gạo. Bánh nên treo chỗ thoáng mát, tránh chỗ nóng hay ẩm ướt. Các loại củ không nhất thiết bỏ vào tủ lạnh, chỉ cần xếp xuống sàn nhà chỗ râm mát như gầm giường, gầm chạn… có thể giữ được đến 12 ngày. Nếu không có tủ lạnh, rau ăn lá cho vào túi ni lông đục lỗ và để nơi khô, mát. Việc bảo quản kín sẽ giúp thức ăn không bị khô, không bị bốc mùi, không lây nhiễm vi sinh vật sang các món ăn khác.
Khi để nhiều thức ăn trong tủ lạnh, cần chỉnh lại nhiệt độ (tăng độ lạnh), nếu không đủ độ lạnh, thức ăn sẽ mau hư. Đặc biệt, người dân nên bỏ thói quen để nguyên đĩa, bát đựng thức ăn thừa không đậy nắp cho vào tủ lạnh bảo quản vì dễ làm tủ lạnh bị ô nhiễm. Do thức ăn không đậy kín, mùi đồ ăn và chất mặn bốc hơi được hút vào hệ thống dàn bay hơi, làm han gỉ quạt và dàn. Vi khuẩn từ các đồ ăn chưa được làm sạch tươi sống sẽ lây nhiễm vào các đồ ăn chín khác có trong tủ lạnh. Điều này có thể khiến người sử dụng bị rối loạn tiêu hóa, nhiễm độc khi mang đồ ăn chín ra ăn mà không đun nấu lại.
Bên cạnh đó, thói quen đi chợ mua trứng gà, vịt về vẫn còn bám dính vết bẩn từ chuồng nuôi; rau quả chứa hóa chất từ lượng phân bón dư cho tới thuốc trừ sâu; thịt, cá chứa vi khuẩn gây nhiều loại dịch bệnh khác nhau... cứ xếp vào tủ, không cho vào từng túi ni lông hay hộp chứa riêng sẽ khiến tủ lạnh thành ổ chứa vi trùng và dịch bệnh. Thịt cá tươi muốn để lâu nên bảo quản lạnh từ 0 độ C - 4 độ C. Giò chả nếu nguyên cây phải bảo quản ở 0 độ C - 7 độ C, dùng được 7-10 ngày./.
Thu Phương (TTXVN/Vietnam+)