Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) nhận định Việt Nam cần cải cách hành chính mạnh mẽ hơn nữa để hỗ trợ tăng trưởng.
Tại buổi họp báo công bố báo cáo đánh giá của OECD về chương trình đơn giản hóa thủ tục hành chính của Việt Nam giai đoạn 2007-2010, tổ chức chiều 25/11, tại Hà Nội, OECD đánh giá Việt Nam đang đi đúng hướng trong việc đạt được mục tiêu cắt giảm 30% chi phí tuân thủ thủ tục hành chính. Chính phủ Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong việc cải thiện quản trị công, chất lượng thể chế, kích thích năng lực cạnh tranh và tăng trưởng bình đẳng.
Lần đầu tiên trong lịch sử, tất cả các thủ tục hành chính tại Việt Nam đã được tập hợp vào một cơ sở dữ liệu quốc gia và công bố trên mạng Internet. Đề án 30 đã chứng tỏ khả năng hiệu quả trong việc thống kê và xác định các nội dung đơn giản hóa. Các bài học thành công của Việt Nam sẽ hữu ích cho các quốc gia mới nổi khác đang tìm cách cải thiện môi trường thể chế.
OECD ghi nhận những thành tựu đạt được trong tiến trình cải cách thủ tục hành chính ở Việt Nam và cho rằng vẫn còn rất nhiều việc cần làm để thực thi các phương án đơn giản hóa. Các phương án đề xuất cần được hiện thực hóa thông qua việc sửa đổi các văn bản pháp luật hoặc thực hiện các thủ tục đã được đơn giản hóa.
Việt Nam cần tận dụng đà cải cách hiện tại và sự ủng hộ chính trị rộng rãi nhằm hoàn thành giai đoạn thực thi của đề án, củng cố mối liên kết với các chương trình có liên quan của Chính phủ và thực hiện một chương trình cải cách thể chế trung hạn.
Theo Phó Tổng thư ký OECD Mario Amano, Đề án 30 phải là nền tảng để hướng tới một chiến lược cải cách hành chính tổng thể. Chiến lược này sẽ hỗ trợ thu hút đầu tư cần thiết dành cho phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng điều kiện tốt hơn cho việc hình thành, phát triển doanh nghiệp và chất lượng quản trị công.
Trả lời câu hỏi của các cơ quan báo chí về hợp tác công tư trong cải cách thủ tục hành chính, cũng như những khuyến nghị đối với Việt Nam, đại diện tổ chức này cho rằng việc thành lập Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính là cần thiết để tham gia đối thoại giữa các bên và Chính phủ nhưng cũng cần mở rộng các thành viên gồm những chủ thể khác như nghiệp đoàn, công đoàn, cơ quan bảo vệ người tiêu dùng và thường xuyên tổ chức các cuộc họp để đánh giá tác động về các quy định được ban hành.
Việt Nam cần tái cấu trúc Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính nhằm tăng tính năng động và hiệu quả, đồng thời giao cho Hội đồng một vị trí và vai trò rõ ràng. Hội đồng nên được thành lập với tư cách là một tổ chức thường trực và mở rộng tính đại diện của các thành viên.
Bên cạnh đó, Việt Nam cần xây dựng một chính sách đơn nhất, công khai để thúc đẩy chính sách thể chế xuyên suốt trong bộ máy Chính phủ; đầu tư cho việc xây dựng năng lực đánh giá tác động nhằm hướng tới việc xây dựng chính sách dựa vào bằng chứng và hỗ trợ cho Cơ quan kiểm soát thủ tục hành chính có đủ năng lực chủ trì, triển khai thành công chương trình cải cách thể chế tại Việt Nam trong những năm tới.
Ngoài ra, Chính phủ cần củng cố việc đối thoại với người dân và doanh nghiệp. Chương trình cải cách thủ tục hành chính cần tập trung vào việc tiếp tục cắt giảm; áp dụng việc thống kê và rà soát mọi văn bản quy phạm pháp luật như đã thực hiện đối với thủ tục hành chính. Việc sử dụng công nghệ thông tin sẽ hỗ trợ cắt giảm gánh nặng nhiều hơn nữa.
Phó Tổng thư ký Mario Amano khẳng định OECD sẵn sàng cung cấp kinh nghiệm có được từ 33 nước thành viên thành viên cũng như đưa các chuyên gia sang Việt Nam để trao đổi kinh nghiệm và tài liệu tham khảo./.
Tại buổi họp báo công bố báo cáo đánh giá của OECD về chương trình đơn giản hóa thủ tục hành chính của Việt Nam giai đoạn 2007-2010, tổ chức chiều 25/11, tại Hà Nội, OECD đánh giá Việt Nam đang đi đúng hướng trong việc đạt được mục tiêu cắt giảm 30% chi phí tuân thủ thủ tục hành chính. Chính phủ Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong việc cải thiện quản trị công, chất lượng thể chế, kích thích năng lực cạnh tranh và tăng trưởng bình đẳng.
Lần đầu tiên trong lịch sử, tất cả các thủ tục hành chính tại Việt Nam đã được tập hợp vào một cơ sở dữ liệu quốc gia và công bố trên mạng Internet. Đề án 30 đã chứng tỏ khả năng hiệu quả trong việc thống kê và xác định các nội dung đơn giản hóa. Các bài học thành công của Việt Nam sẽ hữu ích cho các quốc gia mới nổi khác đang tìm cách cải thiện môi trường thể chế.
OECD ghi nhận những thành tựu đạt được trong tiến trình cải cách thủ tục hành chính ở Việt Nam và cho rằng vẫn còn rất nhiều việc cần làm để thực thi các phương án đơn giản hóa. Các phương án đề xuất cần được hiện thực hóa thông qua việc sửa đổi các văn bản pháp luật hoặc thực hiện các thủ tục đã được đơn giản hóa.
Việt Nam cần tận dụng đà cải cách hiện tại và sự ủng hộ chính trị rộng rãi nhằm hoàn thành giai đoạn thực thi của đề án, củng cố mối liên kết với các chương trình có liên quan của Chính phủ và thực hiện một chương trình cải cách thể chế trung hạn.
Theo Phó Tổng thư ký OECD Mario Amano, Đề án 30 phải là nền tảng để hướng tới một chiến lược cải cách hành chính tổng thể. Chiến lược này sẽ hỗ trợ thu hút đầu tư cần thiết dành cho phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng điều kiện tốt hơn cho việc hình thành, phát triển doanh nghiệp và chất lượng quản trị công.
Trả lời câu hỏi của các cơ quan báo chí về hợp tác công tư trong cải cách thủ tục hành chính, cũng như những khuyến nghị đối với Việt Nam, đại diện tổ chức này cho rằng việc thành lập Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính là cần thiết để tham gia đối thoại giữa các bên và Chính phủ nhưng cũng cần mở rộng các thành viên gồm những chủ thể khác như nghiệp đoàn, công đoàn, cơ quan bảo vệ người tiêu dùng và thường xuyên tổ chức các cuộc họp để đánh giá tác động về các quy định được ban hành.
Việt Nam cần tái cấu trúc Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính nhằm tăng tính năng động và hiệu quả, đồng thời giao cho Hội đồng một vị trí và vai trò rõ ràng. Hội đồng nên được thành lập với tư cách là một tổ chức thường trực và mở rộng tính đại diện của các thành viên.
Bên cạnh đó, Việt Nam cần xây dựng một chính sách đơn nhất, công khai để thúc đẩy chính sách thể chế xuyên suốt trong bộ máy Chính phủ; đầu tư cho việc xây dựng năng lực đánh giá tác động nhằm hướng tới việc xây dựng chính sách dựa vào bằng chứng và hỗ trợ cho Cơ quan kiểm soát thủ tục hành chính có đủ năng lực chủ trì, triển khai thành công chương trình cải cách thể chế tại Việt Nam trong những năm tới.
Ngoài ra, Chính phủ cần củng cố việc đối thoại với người dân và doanh nghiệp. Chương trình cải cách thủ tục hành chính cần tập trung vào việc tiếp tục cắt giảm; áp dụng việc thống kê và rà soát mọi văn bản quy phạm pháp luật như đã thực hiện đối với thủ tục hành chính. Việc sử dụng công nghệ thông tin sẽ hỗ trợ cắt giảm gánh nặng nhiều hơn nữa.
Phó Tổng thư ký Mario Amano khẳng định OECD sẵn sàng cung cấp kinh nghiệm có được từ 33 nước thành viên thành viên cũng như đưa các chuyên gia sang Việt Nam để trao đổi kinh nghiệm và tài liệu tham khảo./.
Chu Thanh Vân (TTXVN/Vietnam+)