Dự án giảm nghèo khu vực miền Trung được thực hiện tại 153 xã và 12 huyện vùng cao của 4 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế và Kon Tum với tổng số dân cư vùng dự án được hưởng lợi khoảng 350.000 người, gồm 65.000 hộ gia đình.
Phát biểu tại cuộc họp tổng kết dự án do Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tổ chức ngày 24/9, tại Hà Nội, ông Bùi Quang Vinh, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá, đây là dự án có ý nghĩa trong công cuộc xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam; đặc biệt là ở các tỉnh khu vực miền Trung.
Dự án đã đem lại hiệu quả thiết thực, nâng cao đời sống nhân dân, giảm tỷ lệ đói nghèo ở các địa phương.
Ông Vũ Việt Long, Giám đốc Văn phòng dự án Trung ương cho biết, dự án đã đạt được hầu hết các mục tiêu đề ra, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân vùng dự án theo hướng sinh kế bền vững.
Các hoạt động của dự án đã tăng nguồn thu nhập hộ gia đình nhờ phát triển các ngành nghề mới, tăng năng suất lao động, góp phần giảm số hộ nghèo tại các huyện tham gia dự án.
Theo tiêu chí hộ nghèo mới, năm 2005, tỷ lệ hộ nghèo khu vực dự án tỉnh Quảng Bình là 70,53%, đến năm 2008 giảm xuống 41,4%; tương ứng ở tỉnh Quảng Trị là 61,5% và 34,5%; tỉnh Thừa Thiên-Huế là 38,1% và 19,3%; và ở tỉnh Kon Tum là 64,3% xuống còn 38,3%.
Bên cạnh đó, thông qua việc đầu tư nâng cấp và xây dựng mới khoảng 300 công trình thủy lợi quy mô nhỏ, tưới tiêu cho khoảng 2.400 ha. Dự án giảm nghèo khu vực miền Trung đã biến một số nơi thiếu nước, ruộng phải bỏ hóa hoặc chỉ cấy một vụ, nay cấy hai vụ.
Các công trình thủy lợi được nâng cấp và xây dựng, kết hợp kỹ thuật canh tác trồng trọt mới được dân áp dụng đã làm tăng năng suất cây trồng lên khoảng 1,5 lần.
Ngoài ra, dự án đã đầu tư với tỷ trọng vốn lớn vào xây dựng cơ sở hạ tầng thôn, với việc xây dựng khoảng 435 con đường với tổng chiều dài khoảng 570km (tăng 268km) bình quân mỗi xã đã có có hai tuyến đường dài khoảng 3,7km.
Tổng số vốn đầu tư ban đầu của dự án là 76 triệu USD, trong đó vốn vay ADB là 43,09 triệu USD, vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam là 15,2 triệu USD./.
Phát biểu tại cuộc họp tổng kết dự án do Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tổ chức ngày 24/9, tại Hà Nội, ông Bùi Quang Vinh, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá, đây là dự án có ý nghĩa trong công cuộc xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam; đặc biệt là ở các tỉnh khu vực miền Trung.
Dự án đã đem lại hiệu quả thiết thực, nâng cao đời sống nhân dân, giảm tỷ lệ đói nghèo ở các địa phương.
Ông Vũ Việt Long, Giám đốc Văn phòng dự án Trung ương cho biết, dự án đã đạt được hầu hết các mục tiêu đề ra, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân vùng dự án theo hướng sinh kế bền vững.
Các hoạt động của dự án đã tăng nguồn thu nhập hộ gia đình nhờ phát triển các ngành nghề mới, tăng năng suất lao động, góp phần giảm số hộ nghèo tại các huyện tham gia dự án.
Theo tiêu chí hộ nghèo mới, năm 2005, tỷ lệ hộ nghèo khu vực dự án tỉnh Quảng Bình là 70,53%, đến năm 2008 giảm xuống 41,4%; tương ứng ở tỉnh Quảng Trị là 61,5% và 34,5%; tỉnh Thừa Thiên-Huế là 38,1% và 19,3%; và ở tỉnh Kon Tum là 64,3% xuống còn 38,3%.
Bên cạnh đó, thông qua việc đầu tư nâng cấp và xây dựng mới khoảng 300 công trình thủy lợi quy mô nhỏ, tưới tiêu cho khoảng 2.400 ha. Dự án giảm nghèo khu vực miền Trung đã biến một số nơi thiếu nước, ruộng phải bỏ hóa hoặc chỉ cấy một vụ, nay cấy hai vụ.
Các công trình thủy lợi được nâng cấp và xây dựng, kết hợp kỹ thuật canh tác trồng trọt mới được dân áp dụng đã làm tăng năng suất cây trồng lên khoảng 1,5 lần.
Ngoài ra, dự án đã đầu tư với tỷ trọng vốn lớn vào xây dựng cơ sở hạ tầng thôn, với việc xây dựng khoảng 435 con đường với tổng chiều dài khoảng 570km (tăng 268km) bình quân mỗi xã đã có có hai tuyến đường dài khoảng 3,7km.
Tổng số vốn đầu tư ban đầu của dự án là 76 triệu USD, trong đó vốn vay ADB là 43,09 triệu USD, vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam là 15,2 triệu USD./.
Thúy Hiền (TTXVN/Vietnam+)