Ngày 7/6, Quốc hội Campuchia đã phê chuẩn Nghị định thư thứ hai của Công ước La Hay năm 1954 về bảo vệ các tài sản văn hóa trong trường hợp xảy ra xung đột vũ trang.
Phát biểu tại phiên họp quốc hội, nghị sỹ Hem Khorn thuộc Đảng Nhân dân Campuchia cầm quyền, cho biết Nghị định thư này nhấn mạnh đến sự cần thiết bổ sung các điều khoản bằng các biện pháp tăng cường việc thực thi Nghị định thư thứ nhất về Công ước La Hay được thông qua tại La Hay, Hà Lan vào năm 1954.
Cho đến nay, có 126 nước đã trở thành quốc gia thành viên của Nghị định thư thứ nhất về Công ước La Hay và khoảng 65 nước đã phê chuẩn Nghị định thư thứ hai vốn được ban hành năm 1999.
Ông Hem Khorn nhấn mạnh Campuchia với tư cách là một quốc gia thành viên của Công ước La Hay, có trách nhiệm thực thi các biện pháp cần thiết trong khuôn khổ quốc tế để đảm bảo việc bảo vệ các di sản văn hóa trong trường hợp xảy ra xung đột vũ trang.
Trong khi đó, Phó Thủ tướng Campuchia Sok An cho rằng các di sản văn hóa đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển xã hội nhờ nguồn thu từ du lịch và tạo việc làm. Ông đồng thời cảnh báo một số di tích văn hóa tại Campuchia bị xuống cấp nghiêm trọng theo thời gian hoặc bị hư hại do các cuộc xung đột vũ trang gây ra.
Campuchia là nước có nhiều di sản văn hóa. Theo số liệu của Bộ Văn hóa và Nghệ thuật Campuchia, nước này có 769 ngôi đền cổ, 105 cây cầu cổ, 1.769 ngôi chùa cổ, 15 viện bảo tàng và hàng chục nghìn đồ vật cổ.
Các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của Campuchia được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là di sản thế giới như Công viên Khảo cổ Angkor, Nhà hát Sbek Thom, đền Preah Vihear./.
Phát biểu tại phiên họp quốc hội, nghị sỹ Hem Khorn thuộc Đảng Nhân dân Campuchia cầm quyền, cho biết Nghị định thư này nhấn mạnh đến sự cần thiết bổ sung các điều khoản bằng các biện pháp tăng cường việc thực thi Nghị định thư thứ nhất về Công ước La Hay được thông qua tại La Hay, Hà Lan vào năm 1954.
Cho đến nay, có 126 nước đã trở thành quốc gia thành viên của Nghị định thư thứ nhất về Công ước La Hay và khoảng 65 nước đã phê chuẩn Nghị định thư thứ hai vốn được ban hành năm 1999.
Ông Hem Khorn nhấn mạnh Campuchia với tư cách là một quốc gia thành viên của Công ước La Hay, có trách nhiệm thực thi các biện pháp cần thiết trong khuôn khổ quốc tế để đảm bảo việc bảo vệ các di sản văn hóa trong trường hợp xảy ra xung đột vũ trang.
Trong khi đó, Phó Thủ tướng Campuchia Sok An cho rằng các di sản văn hóa đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển xã hội nhờ nguồn thu từ du lịch và tạo việc làm. Ông đồng thời cảnh báo một số di tích văn hóa tại Campuchia bị xuống cấp nghiêm trọng theo thời gian hoặc bị hư hại do các cuộc xung đột vũ trang gây ra.
Campuchia là nước có nhiều di sản văn hóa. Theo số liệu của Bộ Văn hóa và Nghệ thuật Campuchia, nước này có 769 ngôi đền cổ, 105 cây cầu cổ, 1.769 ngôi chùa cổ, 15 viện bảo tàng và hàng chục nghìn đồ vật cổ.
Các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của Campuchia được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là di sản thế giới như Công viên Khảo cổ Angkor, Nhà hát Sbek Thom, đền Preah Vihear./.
(TTXVN)