Hoàn thành vào đầu những năm 80 của thế kỷ trước, hai bức tranh tường tại ngã tư Chợ Mơ, mặt phố Minh Khai giao với phố Bạch Mai, là công trình tranh hoành tráng hiếm hoi còn lại của Thủ đô. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN)
Tác phẩm do họa sỹ tranh cổ động Trường Sinh thực hiện, bằng 2 loại chất liệu khác nhau: một bức là tranh ghép gốm, bức còn lại là phù điêu về sự đoàn kết Công-Nông-Trí. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN)
Hai tác phẩm khắc họa về một Hà Nội thời sau chiến tranh, đánh dấu những mốc phát triển đô thị, đặc biệt là thời kỳ đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội. Sau nhiều năm xuống cấp, công trình này hiện nằm trong diện giải tỏa để phục vụ thi công mở rộng đường vành đai 2. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN)
Thành phố Hà Nội dự kiến sẽ di dời nguyên trạng công trình ra khỏi khu vực giải tỏa, tìm địa điểm đặt và trưng bày nhằm lưu giữ một phần ký ức Hà Nội cách đây gần 4 thập kỷ. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN)
Được làm từ năm 1981, bức tranh gốm còn tương đối nguyên vẹn nhưng đã bị người dân chiếm dụng không gian xung quanh. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN)
Bức tranh tường được đắp nổi bằng vữa, mang phong cách gần với các tranh cổ động XôViết, cùng những nét đặc trưng gợi ra một hình tượng Hà Nội thời sau chiến tranh. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN)
Vị trí đặt tượng là ngã tư Chợ Mơ, luôn tấp nập người qua lại. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN)
Tranh tường hoành tráng được đặt tại các cửa ngõ thành phố, có ý nghĩa cổ động những năm đầu xây dựng xã hội chủ nghĩa. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN)
Thể loại tranh cỡ lớn được các chuyên gia đánh giá là căn cứ để thế hệ sau hình dung ra ký ức Hà Nội mỗi thời kỳ. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN)
Tác phẩm được các chuyên gia đánh giá là di sản đô thị quý, gắn với kỳ ức của nhiều người dân Hà Nội. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN)
Bức tranh phản ánh trình độ thi công và công nghệ vật liệu giai đoạn 1980. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN)
(TTXVN/Vietnam+)