Ngày 22/12, tại Khu di tích lịch sử - Căn cứ Trung ương cục miền Nam (xã Tân Lập, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh) Tỉnh ủy, UBND tỉnh Tây Ninh đã tổ chức trọng thể Lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt- Căn cứ Trung ương cục miền Nam.
Tới dự buổi lễ có Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Nguyên Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Huỳnh Đảm, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh; các đồng chí nguyên là lãnh đạo Đảng và Nhà nước; đại diện các Bộ, Ngành Trung ương, các tỉnh, thành phố phía Nam, các cán bộ cách mạnh lão thành và gần 2.000 đoàn viên, thanh niên, lực lượng vũ trang trong tỉnh.
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh Nguyễn Thị Thu Thủy nhấn mạnh vai trò, ý nghĩa lịch sử, tầm quan trọng của Căn cứ Trung ương cục miền Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước của cách mạng miền Nam.
Sau phong trào Đồng khởi năm 1960, trước yêu cầu nhiệm vụ mới, ngày 23/1/1961, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần III (khóa III) quyết định thành lập Trung ương cục miền Nam, làm nhiệm vụ đại diện cho Trung ương Đảng trực tiếp lãnh đạo cách mạng miền Nam (từ vĩ tuyến 17 trở vào).
Vào thời kỳ đầu, đứng chân ở Chiến Khu Đ (Suối Nhung, Mã Đà, Đồng Nai), đến tháng 2/1962, Căn cứ Trung ương cục miền Nam được di chuyển về khu rừng Bắc Tây Ninh vì nơi đây có nhiều cánh rừng bạt ngàn nối liền với Tây Nguyên, cực Nam Trung Bộ và đồng bằng Tây Nam Bộ, có nhiều thuận lợi cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo cho cách mạng chiến trường miền Nam.
Bên cạnh Căn cứ Trung ương cục miền Nam, chiến khu Bắc Tây Ninh còn có mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Ban An ninh miền. Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Trung ương cục miền Nam luôn là trung tâm đầu não, nơi triển khai và cụ thể hóa nhiều chủ trương, quyết sách của Đảng, nơi trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo cách mạng miền Nam cho đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng và cũng là nơi gắn với cuộc đời hoạt động của nhiều đồng chí lãnh đạo Trung ương Cục và của Đảng, Nhà nước sau này.
Do có giá trị rất lớn về mặt lịch sử và khoa học, năm 1990, Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã công nhận Căn cứ Trung ương cục miền Nam là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Ngày 10/5/2012, Thủ tướng Chính phủ Quyết định số 548/QĐ-TTg xếp hạng là Di tích Quốc gia đặc biệt.
Thừa Ủy nhiệm của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh trao Bằng xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt- Căn cứ Trung ương cục miền Nam cho Ban Quản lý khu di tích lịch sử cách mạng miền Nam tỉnh Tây Ninh. Bộ trưởng đề nghị tỉnh Tây Ninh sớm hoàn thành việc huy hoạch tổng thể khu quần thể di tích Trung ương cục sớm trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, từ đó có kế hoạch trùng tu, tôn tạo xứng đáng với tầm vóc, giá trị của khu di tích và trở thành “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống cho thế hệ mai sau.
Nhân dịp này, UBND tỉnh Tây Ninh cũng công bố và nhận Quyết định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng công nhận Thị xã Tây Ninh là đô thị loại III./.
Tới dự buổi lễ có Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Nguyên Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Huỳnh Đảm, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh; các đồng chí nguyên là lãnh đạo Đảng và Nhà nước; đại diện các Bộ, Ngành Trung ương, các tỉnh, thành phố phía Nam, các cán bộ cách mạnh lão thành và gần 2.000 đoàn viên, thanh niên, lực lượng vũ trang trong tỉnh.
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh Nguyễn Thị Thu Thủy nhấn mạnh vai trò, ý nghĩa lịch sử, tầm quan trọng của Căn cứ Trung ương cục miền Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước của cách mạng miền Nam.
Sau phong trào Đồng khởi năm 1960, trước yêu cầu nhiệm vụ mới, ngày 23/1/1961, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần III (khóa III) quyết định thành lập Trung ương cục miền Nam, làm nhiệm vụ đại diện cho Trung ương Đảng trực tiếp lãnh đạo cách mạng miền Nam (từ vĩ tuyến 17 trở vào).
Vào thời kỳ đầu, đứng chân ở Chiến Khu Đ (Suối Nhung, Mã Đà, Đồng Nai), đến tháng 2/1962, Căn cứ Trung ương cục miền Nam được di chuyển về khu rừng Bắc Tây Ninh vì nơi đây có nhiều cánh rừng bạt ngàn nối liền với Tây Nguyên, cực Nam Trung Bộ và đồng bằng Tây Nam Bộ, có nhiều thuận lợi cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo cho cách mạng chiến trường miền Nam.
Bên cạnh Căn cứ Trung ương cục miền Nam, chiến khu Bắc Tây Ninh còn có mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Ban An ninh miền. Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Trung ương cục miền Nam luôn là trung tâm đầu não, nơi triển khai và cụ thể hóa nhiều chủ trương, quyết sách của Đảng, nơi trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo cách mạng miền Nam cho đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng và cũng là nơi gắn với cuộc đời hoạt động của nhiều đồng chí lãnh đạo Trung ương Cục và của Đảng, Nhà nước sau này.
Do có giá trị rất lớn về mặt lịch sử và khoa học, năm 1990, Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã công nhận Căn cứ Trung ương cục miền Nam là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Ngày 10/5/2012, Thủ tướng Chính phủ Quyết định số 548/QĐ-TTg xếp hạng là Di tích Quốc gia đặc biệt.
Thừa Ủy nhiệm của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh trao Bằng xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt- Căn cứ Trung ương cục miền Nam cho Ban Quản lý khu di tích lịch sử cách mạng miền Nam tỉnh Tây Ninh. Bộ trưởng đề nghị tỉnh Tây Ninh sớm hoàn thành việc huy hoạch tổng thể khu quần thể di tích Trung ương cục sớm trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, từ đó có kế hoạch trùng tu, tôn tạo xứng đáng với tầm vóc, giá trị của khu di tích và trở thành “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống cho thế hệ mai sau.
Nhân dịp này, UBND tỉnh Tây Ninh cũng công bố và nhận Quyết định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng công nhận Thị xã Tây Ninh là đô thị loại III./.
Lê Đức Hoảnh (TTXVN)