Ngày 17/1, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bà Margaret Chan, đã kêu gọi các nước thay đổi tư duy hiện nay để có thể giải quyết thành công việc ngăn chặn và điều trị các bệnh không lây nhiễm (NCD), trong bối cảnh các bệnh này đã rất nhanh chóng trở thành vấn đề bức xúc nhất của y tế công.
Tại Hội nghị Ban chấp hành WHO ở Geneva (Thụy Sĩ), bà Chan nhấn mạnh thay đổi tư duy cũ đã thịnh hành suốt nhiều thập kỷ qua không dễ dàng, nhưng chính phủ các nước cần thúc đẩy các đường lối y tế công mới để ngăn chặn và điều trị NCD, bởi đường lối y tế công hiện hành được thiết kế chủ yếu nhằm ngăn chặn và kiểm soát các bệnh lây nhiễm.
Đường lối y tế công này tập trung giải quyết các bệnh cấp tính kịch phát mà không nhằm vào các bệnh cần chăm sóc dài hạn hoặc cần các nỗ lực không chỉ của ngành y tế để ngăn chặn.
Tổng Giám đốc WHO lưu ý NCD ngày càng khó giải quyết vì tính chất nghiêm trọng của vấn đề này ngày càng tăng lên, đòi hỏi một cách tiếp cận mới từ các chính phủ và các tổ chức quốc tế, theo đó cần tập trung vào cả ngăn chặn và điều trị, vì các NCD đã tiến triển trên phạm vi toàn cầu.
Tác động của NCD đối với nhân loại hiện ở cao điểm của làn sóng thứ nhất và đã tác động đến các nước đang phát triển với số người mắc các bệnh cao huyết áp, cholesterol cao và giai đoạn đầu của bệnh tiểu đường tăng nhanh.
Số người béo phì và thừa cân tăng nhanh ở mọi nước trên thế giới là tín hiệu cảnh báo những khó khăn rất lớn của y tế công thế giới trong tương lai rất gần.
Làn sóng NCD thứ 2 đang đến với những tác động khủng khiếp hơn rất nhiều. Các số liệu thống kê cho thấy trong 346 triệu người trên thế giới bị bệnh tiểu đường hiện nay, hơn 50% không biết bệnh tình của họ. Họ chỉ đi khám lần đầu tiên khi bệnh đã biến chứng gây mù, hoặc cần cắt tay chân, suy thận hoặc phải chịu các cơn đau tim.
Bà Margaret Chan cam kết đưa NCD trở thành vấn đề ưu tiên cao trong chương trình nghị sự của WHO năm 2012 nhằm đạt được các mục tiêu đã xác định trong Tuyên bố chính trị của WHO về NCD, trong đó kêu gọi các chính phủ, các ngành kinh tế và các tổ chức xã hội dân sự thúc đẩy chiến dịch toàn cầu hoàn tất vào năm 2013 kế hoạch ngăn chặn các nhân tố nguy cơ gây 4 bệnh NCD chủ yếu là tim mạch, ung thư, tiểu đường và các bệnh hô hấp mãn tính. Để đường lối y tế công thành công, các chính phủ cần nỗ lực chấm dứt bất bình đẳng về kinh tế xã hội.
Theo nghiên cứu của Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD), các xã hội ít bất bình đẳng nhất sẽ thành công lớn nhất về y tế bất chấp mức chi phí công về y tế. Chính sách tốt thúc đẩy và tăng cường sự bình đẳng sẽ mở ra các cơ hội tốt nhất về y tế. Những thay đổi về hiện trạng y tế như vậy là chỉ số cao về phúc lợi kinh tế và xã hội./.
Tại Hội nghị Ban chấp hành WHO ở Geneva (Thụy Sĩ), bà Chan nhấn mạnh thay đổi tư duy cũ đã thịnh hành suốt nhiều thập kỷ qua không dễ dàng, nhưng chính phủ các nước cần thúc đẩy các đường lối y tế công mới để ngăn chặn và điều trị NCD, bởi đường lối y tế công hiện hành được thiết kế chủ yếu nhằm ngăn chặn và kiểm soát các bệnh lây nhiễm.
Đường lối y tế công này tập trung giải quyết các bệnh cấp tính kịch phát mà không nhằm vào các bệnh cần chăm sóc dài hạn hoặc cần các nỗ lực không chỉ của ngành y tế để ngăn chặn.
Tổng Giám đốc WHO lưu ý NCD ngày càng khó giải quyết vì tính chất nghiêm trọng của vấn đề này ngày càng tăng lên, đòi hỏi một cách tiếp cận mới từ các chính phủ và các tổ chức quốc tế, theo đó cần tập trung vào cả ngăn chặn và điều trị, vì các NCD đã tiến triển trên phạm vi toàn cầu.
Tác động của NCD đối với nhân loại hiện ở cao điểm của làn sóng thứ nhất và đã tác động đến các nước đang phát triển với số người mắc các bệnh cao huyết áp, cholesterol cao và giai đoạn đầu của bệnh tiểu đường tăng nhanh.
Số người béo phì và thừa cân tăng nhanh ở mọi nước trên thế giới là tín hiệu cảnh báo những khó khăn rất lớn của y tế công thế giới trong tương lai rất gần.
Làn sóng NCD thứ 2 đang đến với những tác động khủng khiếp hơn rất nhiều. Các số liệu thống kê cho thấy trong 346 triệu người trên thế giới bị bệnh tiểu đường hiện nay, hơn 50% không biết bệnh tình của họ. Họ chỉ đi khám lần đầu tiên khi bệnh đã biến chứng gây mù, hoặc cần cắt tay chân, suy thận hoặc phải chịu các cơn đau tim.
Bà Margaret Chan cam kết đưa NCD trở thành vấn đề ưu tiên cao trong chương trình nghị sự của WHO năm 2012 nhằm đạt được các mục tiêu đã xác định trong Tuyên bố chính trị của WHO về NCD, trong đó kêu gọi các chính phủ, các ngành kinh tế và các tổ chức xã hội dân sự thúc đẩy chiến dịch toàn cầu hoàn tất vào năm 2013 kế hoạch ngăn chặn các nhân tố nguy cơ gây 4 bệnh NCD chủ yếu là tim mạch, ung thư, tiểu đường và các bệnh hô hấp mãn tính. Để đường lối y tế công thành công, các chính phủ cần nỗ lực chấm dứt bất bình đẳng về kinh tế xã hội.
Theo nghiên cứu của Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD), các xã hội ít bất bình đẳng nhất sẽ thành công lớn nhất về y tế bất chấp mức chi phí công về y tế. Chính sách tốt thúc đẩy và tăng cường sự bình đẳng sẽ mở ra các cơ hội tốt nhất về y tế. Những thay đổi về hiện trạng y tế như vậy là chỉ số cao về phúc lợi kinh tế và xã hội./.
(TTXVN/Vietnam+)