Cần làm gì để chấm dứt cuộc chiến dầu mỏ giữa Saudi Arabia-Nga-Mỹ?

Điều quan trọng là hiện chưa rõ một lệnh đình chiến mới và một thỏa thuận quản lý thị trường giữa Saudi Arabia và Nga, và cũng là thỏa thuận ngầm với các nhà sản xuất đá phiến Mỹ, sẽ như thế nào.
Cần làm gì để chấm dứt cuộc chiến dầu mỏ giữa Saudi Arabia-Nga-Mỹ? ảnh 1Nhà máy lọc dầu của Tập đoàn Dầu mỏ quốc gia Saudi Aramco, Saudi Arabia. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Theo Reuters, Saudi Arabia đã leo thang cuộc xung đột dầu mỏ với Nga trong một nỗ lực nhằm buộc Nga quay trở lại bàn đàm phán hoặc thúc ép Mỹ can thiệp và làm trung gian cho một thỏa thuận mới.

Tập đoàn dầu mỏ Saudi Aramco của Saudi Arabia cho biết tháng tới sẽ tăng mức cung ứng dầu cho thị trường lên tới 12 triệu thùng/ngày, tức là thêm 2 triệu thùng/ngày so với sản lượng hiện nay và hơn 0,3 triệu thùng/ngày so với khả năng duy trì của họ.

Sự gia tăng mức cung ứng một cách nhanh chóng bằng cách rút dầu từ các kho hàng tồn và công khai điều này nhằm tối đa hóa sức ép giảm giá dầu và sự tổn thương của tất cả các nhà sản xuất dầu.

Nó cho thấy Saudi Arabia đang khát khao có thể giải quyết nhanh chóng cuộc xung đột này và tránh xảy ra một cuộc chiến tranh sản lượng dai dẳng có thể làm tê liệt nền kinh tế đất nước và ảnh hưởng đến chương trình hiện đại hóa nền kinh tế của mình. Mục tiêu là ép Nga quay trở lại bàn đàm phán hoặc hối thúc Mỹ can thiệp và thúc đẩy sự nối lại đàm phán để có thể bảo vệ các nhà sản xuất đá phiến dễ bị tổn thương của Mỹ.

Các chiến lược chiến đấu trong chiến tranh hạt nhân cuối thế kỷ XX đã phát triển được một học thuyết tương tự về “từ leo thang đến đàm phán." Thay vì tấn công hạt nhân toàn diện lẫn nhau, ý tưởng ở đây là kích hoạt một hoặc hai đầu đạn nhắm một cách kỹ lưỡng vào các mục tiêu có chọn lọc để thể giúp giảm bớt căng thẳng, thôi thúc cả hai bên quyết tâm giải quyết vấn đề, và buộc họ phải nối lại chính sách ngoại giao.

Quyết định nhanh chóng leo thang của Saudi Arabia cho thấy vương quốc này muốn nhanh chóng xử lý xung đột và quay trở lại khôi phục giá dầu, chứ không phải một cuộc chiến tranh quy mô lớn dai dẳng và một giai đoạn giá dầu thấp kéo dài.

Cuộc chiến sản lượng

Vương quốc này chắc chắn không muốn dấn thân vào một cuộc chiến sản lượng như họ từng trải qua như giai đoạn từ giữa năm 2014 đến cuối năm 2016, vốn đã tiêu hủy những nguồn dự trữ tiền mặt của cả vương quốc và đẩy nền kinh tế rơi vào suy thoái.

Tuy nhiên, sự đặt cược của Riyadh khi chơi trò cân não với Moskva và Washington cũng có nhiều rủi ro khi cả ba bên có thể đánh giá sai suy nghĩ của các bên còn lại hoặc đánh giá sai rằng mong muốn của họ là chấp nhận chịu đựng thiệt hại trong ngắn hạn để theo đuổi các mục tiêu lâu dài.

Các cuộc chiến chạy đua trước đây của Saudi Arabia, chẳng hạn như các cuộc chiến do các bộ trưởng dầu mỏ Zaki Yamani khởi xướng năm 1985/1986 hay Ali Naimi từ 2014-2016, thường kéo dài rất lâu và gây nhiều thiệt hại hơn so với dự tính.

Cả hai cuộc chiến này đều đã không thể mang lại một sự hòa bình bền vững với các đối thủ sản xuất. Cả hai đều đã kết thúc với sự khinh miệt và sa thải dành cho các vị bộ trưởng Saudi Arabia tại nhiệm lúc đó.

Chia sẻ thị trường

Điều quan trọng là hiện chưa rõ một lệnh đình chiến mới và một thỏa thuận quản lý thị trường giữa Saudi Arabia và Nga, và cũng là thỏa thuận ngầm với các nhà sản xuất đá phiến Mỹ, sẽ như thế nào.

Sẽ không có một thỏa thuận về cách phân chia thị phần giữa ba nhà cung ứng dầu mỏ lớn nhất thế giới này, hoặc về một mục tiêu ngầm đối với giá dầu. Theo luật pháp, các nhà sản xuất của Mỹ không được tham gia vào bất cứ hiệp ước nào như vậy.

Sự mâu thuẫn bị phơi bày từ sự gia tăng gấp đôi sản lượng dầu của Mỹ từ năm 2011, trong khi tình trạng giảm sản lượng của Saudi Arabia và Nga vẫn chưa được giải quyết.

Trong ít nhất năm năm qua, các nhà sản xuất đá phiến của Mỹ trở thành bên cung ứng “khôn lỏi” của thị trường, và chỉ là một nguồn cung ứng trung hạn. Khi giá dầu tăng, sản lượng đá phiến của Mỹ cũng tăng nhanh chóng cho đến khi nguồn cung thị trường bị dư thừa, đẩy giá xuống thấp và làm giảm sản lượng. Điều này dẫn tới việc Mỹ sản xuất chậm lại cho đến khi giá dầu bắt đầu phục hồi và một vòng quay mới lại tiếp tục bắt đầu.

Những nỗ lực của Saudi Arabia và Nga nhằm làm tăng giá dầu đã tạo điều kiện cho đá phiến của Mỹ lấp vào chỗ trống và mở rộng thị phần của họ.

[Khi dầu mỏ trở thành vấn đề quan trọng hơn dịch COVID-19]

Trong hầu hết các giai đoạn kể năm 2012, các nhà sản xuất đá phiến đã giành được tất cả hoặc hầu hết lợi nhuận từ thị trường tiêu thụ dầu toàn cầu. Đó là trường hợp của các giai đoạn 2012-2014 và 2018-2019, khi giá dầu Brent trung bình đạt 71 USD/thùng hoặc hơn. Chỉ khi giá dầu Brent trung bình giảm xuống hơn 56 USD/thùng vào giai đoạn 2015-2017 thì lợi nhuận từ đá phiến mới giảm xuống dưới một nửa mức tăng trước đó.

Giá dầu Brent tụt xuống dưới 55 USD/ thùng rõ ràng là điều mà các nhà sản xuất đá phiến không thể chịu đựng được, mặc dù Nga, Saudi Arabia và các thành viên khác của OPEC+ không thể duy trì mức giá trên 70 USD trước khi sản lượng đá phiến đẩy chúng xuống thấp hơn. Và mức giá này đã tụt xuống còn khoảng 31 USD vào ngày 9/3 vừa qua.

Mức 55-70 USD là mong muốn chung trong dài hạn đối với giá dầu trong vòng năm năm tới.

Nói cách khác, thị trường mong muốn các nhà kinh tế của đá phiến Mỹ hành động như một nền tảng dài hạn cho giá dầu, với vòng xoáy thương mại và chính sách sản xuất của OPEC+ đảm bảo sự biến động ngắn hạn xung quanh mức này.

Cần làm gì để chấm dứt cuộc chiến dầu mỏ giữa Saudi Arabia-Nga-Mỹ? ảnh 2Một cơ sở khai thác dầu của Rosneft gần Nizhnevartovsk, Nga. (Nguồn: Bloomberg)

Giá dầu là mục tiêu bị nhắm đến?

Các nhà hoạch định chính sách hàng đầu của Saudi Arabia và các thành viên khác của OPEC thường xuyên nhấn mạnh rằng họ không nhắm vào giá dầu. Họ muốn thảo luận về việc ổn định các nguồn hàng tồn, cân bằng cung và cầu, hoặc giảm bớt những biến động về giá gây hại và không cần thiết.

Tuy nhiên, mọi mục tiêu cho các nguồn hàng tồn, cân bằng cung cầu, hay giảm sự biến động cũng đều hàm chứa một mục tiêu ngầm đối với một mức giá chấp nhận dược, và rộng hơn là một mục tiêu ngầm về thị phần thỏa đáng.

Những bất đồng cơ bản về giá và thị phần đã khiến thỏa thuận ba năm giữa Saudi Arabia và Nga sụp đổ hồi cuối tuần qua. Nga đã sẵn sàng chấp nhận mức giá thấp hơn để bảo vệ thị phần, trong khi Saudi Arabia muốn mức giá cao hơn và sẵn sàng nhường thị phần để đạt được điều đó.

Saudi Arabia và Nga hiện có một lựa chọn, đó là họ có thể để cho các thế lực trên thị trường kiệt sức hoặc có thể cùng nhau tạo ra một thỏa thuận cung ứng mới, trong đó họ phải nhất trí về một mục tiêu giá và cách chia sẻ sản lượng giữa mỗi bên và với đá phiến của Mỹ. Lịch sử của nền công nghiệp dầu mỏ hiện đại chủ yếu là một chuỗi thất bại về những thỏa thuận về giá và thị phần.

Có lẽ, tốt hơn là nên đặt sang một bên những lý thuyết của cuộc chơi và nỗ lực kiểm soát thị trường, để cho giá dầu làm đúng nhiệm vụ cân bằng giữa sản lượng và tiêu thụ của nó. Tuy nhiên, đối với các nhà hoạch định chính sách, sự cám dỗ để can thiệp thường quá mạnh để họ có thể kháng cự./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục