Ngày 16/9, tại Bắc Kạn, hội nghị ngành công thương 14 tỉnh vùng Trung du và Miền núi Bắc Bộ lần thứ XIII được tổ chức dưới sự chủ trì của Bộ Công Thương và Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Kạn.
Đại diện ngành Công Thương 14 tỉnh bao gồm Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang.
Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có 43 dân tộc anh em (gần 12 triệu người) sinh sống với bản sắc văn hóa đa dạng. Vùng là địa bàn chiến lược quan trọng về kinh tế, xã hội, an ninh-quốc phòng và đối ngoại của cả nước - phía Tây và Tây Nam giáp Lào, phía Đông là vùng đồng bằng sông Hồng màu mỡ.
Với vị trí như vậy, Trung du và miền núi Bắc Bộ là địa bàn chiến lược quan trọng về kinh tế-xã hội, an ninh quốc phòng; có vai trò to lớn về môi trường sinh thái của cả vùng Bắc Bộ với nhiều tiềm năng lợi thế về nông-lâm nghiệp, thủy điện, khoáng sản, du lịch, kinh tế cửa khẩu. Đây cũng là khu vực có nhiều tiềm năng nhưng chưa được khai thác tốt, mối liên kết giữa các tỉnh trong vùng chưa cao do hệ thống giao thông miền núi còn nhiều khó khăn. Đặc biệt là chưa có được một “tổng chỉ huy” để điều tiết các lợi thế khoáng sản, lợi thế rừng, lợi thế chăn nuôi… tập trung cho các nhà máy, xí nghiệp chế biến sâu.
Ông Hoàng Ngọc Đường, Chủ tịch tỉnh Bắc Kạn cũng như nhiều đại biểu tham luận đều có chung nhận định cần phải thúc đẩy mối liên kết kinh tế vùng, trong đó phải quy hoạch tổng thể các khu vực xây dựng nhà máy chế biến quặng, chế biến gỗ, chế biến nông sản…; đề nghị với Trung ương khẩn trương nâng cấp, mở rộng các tuyến giao thông liên tỉnh, xuyên quốc gia, chú ý kinh tế mậu biên.
Các tỉnh trung du và miền núi hiện nay thiếu nhất là những con đường lâm sinh gắn với dân sinh, nên chi phí cho vận chuyển khai thác gỗ, nông sản còn quá cao, ảnh hưởng đến sự cạnh tranh của sản phẩm khi đưa ra thị trường.
Hội nghị đề nghị Chính phủ điều hành và xây dựng Quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội chung cho cả vùng, trong đó chú trọng đến một cơ quan điều tiết các mối liên kết vùng; đồng thời cần có cơ chế chính sách đặc thù hợp tác phát triển kinh tế giữa các vùng, nội vùng với nhau. Liên kết vùng được phát huy sẽ giúp các địa phương tận dụng tốt tiềm năng, thế mạnh, hỗ trợ nhau cùng sản xuất và kinh doanh đạt hiệu quả .
Hội nghị cũng đã chỉ ra một số tồn tại trong hoạt động sản xuất công nghiệp từ năm 2010 đến nay, đó là: giá trị sản xuất công nghiệp, kim ngạch xuất khẩu của vùng chưa ổn định và vững chắc, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của toàn vùng; quy mô sản xuất công nghiệp còn nhỏ bé; cơ sở vật chất hạ tầng một số khu kinh tế cửa khẩu tại một số tỉnh còn thiếu thốn; mạng lưới kết cấu hạ tầng thương mại dịch vụ chưa thu hút được các nhà đầu tư bởi cơ chế chính sách thiếu cụ thể; công tác phối hợp chống buôn lậu và gian lận thương mại nhiều lúc thiếu đồng bộ; năng lực sản xuất năm 2010 và 9 tháng năm 2011 đều được duy trì từ các dự án đã có trước đây, vì vậy cơ cấu kinh tế của vùng chưa thay đổi tích cực so với toàn quốc...
Hội nghị đặt mục tiêu kết thúc năm 2011, p hấn đấu nâng giá trị sản xuất công nghiệp của vùng đạt 53.117 tỷ đồng, tăng 18,49% so với năm 2010. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ trong vùng đạt 92.673 tỷ đồng; kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 5.881 triệu USD.
Kết luận hội nghị, ông Trần Tuấn Anh, Thứ trưởng Bộ Công Thương khẳng định, bên cạnh những thành công đã đạt được, các tỉnh trong vùng vẫn còn những hạn chế cần khắc phục như: số lượng các dự án sản xuất lớn nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh của các tỉnh chưa nhiều; quy mô sản xuất công nghiệp nhỏ, trình độ kỹ thuật hạn chế, năng suất, hiệu quả chưa cao; kinh tế cửa khẩu và cơ sở vật chất hạ tầng cửa khẩu chưa sôi động và thiếu quy hoạch, thiếu tính quy mô, chưa rõ cơ chế vận hành, quản lý, chưa thu hút được doanh nghiệp vào đầu tư, kinh doanh; đầu tư phát triển khu, cụm công nghiệp còn nhiều hạn chế…
Thứ trưởng Trần Tuấn Anh đặc biệt lưu ý Ủy ban Nhân dân các tỉnh triển khai nghiêm túc Nghị quyết 02/NQ-CP và Nghị quyết 11 của Chính phủ nhằm tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Các tỉnh cần tiếp tục chương trình đưa hàng Việt về với nông thôn, vùng sâu, vùng xa gắn với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam;” tiếp tục ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế thương mại cửa khẩu, gắn kết đầu tư hạ tầng phục vụ thương mại biên giới với đảm bảo phát triển xã hội, đảm bản an ninh quốc phòng, trật tự chính trị-xã hội. Các tỉnh trong vùng cần phối hợp chặt chẽ, tận dụng tối đa lợi thế về liên kết vùng, liên kết tuyến để đẩy nhanh sự phát triển của các tỉnh, tạo động lực phát triển chung của vùng và cả nước./.
Đại diện ngành Công Thương 14 tỉnh bao gồm Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang.
Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có 43 dân tộc anh em (gần 12 triệu người) sinh sống với bản sắc văn hóa đa dạng. Vùng là địa bàn chiến lược quan trọng về kinh tế, xã hội, an ninh-quốc phòng và đối ngoại của cả nước - phía Tây và Tây Nam giáp Lào, phía Đông là vùng đồng bằng sông Hồng màu mỡ.
Với vị trí như vậy, Trung du và miền núi Bắc Bộ là địa bàn chiến lược quan trọng về kinh tế-xã hội, an ninh quốc phòng; có vai trò to lớn về môi trường sinh thái của cả vùng Bắc Bộ với nhiều tiềm năng lợi thế về nông-lâm nghiệp, thủy điện, khoáng sản, du lịch, kinh tế cửa khẩu. Đây cũng là khu vực có nhiều tiềm năng nhưng chưa được khai thác tốt, mối liên kết giữa các tỉnh trong vùng chưa cao do hệ thống giao thông miền núi còn nhiều khó khăn. Đặc biệt là chưa có được một “tổng chỉ huy” để điều tiết các lợi thế khoáng sản, lợi thế rừng, lợi thế chăn nuôi… tập trung cho các nhà máy, xí nghiệp chế biến sâu.
Ông Hoàng Ngọc Đường, Chủ tịch tỉnh Bắc Kạn cũng như nhiều đại biểu tham luận đều có chung nhận định cần phải thúc đẩy mối liên kết kinh tế vùng, trong đó phải quy hoạch tổng thể các khu vực xây dựng nhà máy chế biến quặng, chế biến gỗ, chế biến nông sản…; đề nghị với Trung ương khẩn trương nâng cấp, mở rộng các tuyến giao thông liên tỉnh, xuyên quốc gia, chú ý kinh tế mậu biên.
Các tỉnh trung du và miền núi hiện nay thiếu nhất là những con đường lâm sinh gắn với dân sinh, nên chi phí cho vận chuyển khai thác gỗ, nông sản còn quá cao, ảnh hưởng đến sự cạnh tranh của sản phẩm khi đưa ra thị trường.
Hội nghị đề nghị Chính phủ điều hành và xây dựng Quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội chung cho cả vùng, trong đó chú trọng đến một cơ quan điều tiết các mối liên kết vùng; đồng thời cần có cơ chế chính sách đặc thù hợp tác phát triển kinh tế giữa các vùng, nội vùng với nhau. Liên kết vùng được phát huy sẽ giúp các địa phương tận dụng tốt tiềm năng, thế mạnh, hỗ trợ nhau cùng sản xuất và kinh doanh đạt hiệu quả .
Hội nghị cũng đã chỉ ra một số tồn tại trong hoạt động sản xuất công nghiệp từ năm 2010 đến nay, đó là: giá trị sản xuất công nghiệp, kim ngạch xuất khẩu của vùng chưa ổn định và vững chắc, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của toàn vùng; quy mô sản xuất công nghiệp còn nhỏ bé; cơ sở vật chất hạ tầng một số khu kinh tế cửa khẩu tại một số tỉnh còn thiếu thốn; mạng lưới kết cấu hạ tầng thương mại dịch vụ chưa thu hút được các nhà đầu tư bởi cơ chế chính sách thiếu cụ thể; công tác phối hợp chống buôn lậu và gian lận thương mại nhiều lúc thiếu đồng bộ; năng lực sản xuất năm 2010 và 9 tháng năm 2011 đều được duy trì từ các dự án đã có trước đây, vì vậy cơ cấu kinh tế của vùng chưa thay đổi tích cực so với toàn quốc...
Hội nghị đặt mục tiêu kết thúc năm 2011, p hấn đấu nâng giá trị sản xuất công nghiệp của vùng đạt 53.117 tỷ đồng, tăng 18,49% so với năm 2010. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ trong vùng đạt 92.673 tỷ đồng; kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 5.881 triệu USD.
Kết luận hội nghị, ông Trần Tuấn Anh, Thứ trưởng Bộ Công Thương khẳng định, bên cạnh những thành công đã đạt được, các tỉnh trong vùng vẫn còn những hạn chế cần khắc phục như: số lượng các dự án sản xuất lớn nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh của các tỉnh chưa nhiều; quy mô sản xuất công nghiệp nhỏ, trình độ kỹ thuật hạn chế, năng suất, hiệu quả chưa cao; kinh tế cửa khẩu và cơ sở vật chất hạ tầng cửa khẩu chưa sôi động và thiếu quy hoạch, thiếu tính quy mô, chưa rõ cơ chế vận hành, quản lý, chưa thu hút được doanh nghiệp vào đầu tư, kinh doanh; đầu tư phát triển khu, cụm công nghiệp còn nhiều hạn chế…
Thứ trưởng Trần Tuấn Anh đặc biệt lưu ý Ủy ban Nhân dân các tỉnh triển khai nghiêm túc Nghị quyết 02/NQ-CP và Nghị quyết 11 của Chính phủ nhằm tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Các tỉnh cần tiếp tục chương trình đưa hàng Việt về với nông thôn, vùng sâu, vùng xa gắn với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam;” tiếp tục ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế thương mại cửa khẩu, gắn kết đầu tư hạ tầng phục vụ thương mại biên giới với đảm bảo phát triển xã hội, đảm bản an ninh quốc phòng, trật tự chính trị-xã hội. Các tỉnh trong vùng cần phối hợp chặt chẽ, tận dụng tối đa lợi thế về liên kết vùng, liên kết tuyến để đẩy nhanh sự phát triển của các tỉnh, tạo động lực phát triển chung của vùng và cả nước./.
Nguyễn Trình (TTXVN/Vietnam+)