Trong hai ngày 18 và 19/8, tại Cần Thơ, được sự hỗ trợ của Chính phủ Đan Mạch, Chính phủ Thụy Điển, Liên minh châu Âu thông qua Chương trình đối tác tư pháp - JPP, Liên đoàn Luật sư Việt Nam tổ chức Hội thảo quốc tế “Xử lý kỷ luật luật sư - Thực trạng và sự cần thiết ban hành Quy chế xử lý kỷ luật của Liên đoàn Luật sư Việt Nam.”
Hơn 120 đại biểu đại diện cho Ban thường vụ Liên đoàn luật sư Việt Nam, Hội đồng luật sư toàn quốc, Đại diện Ủy ban giám sát đạo đức, khen thưởng và kỷ luật luật sư; Đại diện Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Hội luật gia Việt Nam cùng đại diện Ban Chủ nhiệm đoàn Luật sư của 62 tỉnh, thành phố trong cả nước tham dự. Hội thảo đã đón tiếp các vị khách mời là chuyên gia đến từ Canada, Nhật Bản và các luật sư thành viên thuộc Hãng Luật Quốc tế Heenan Blaikie - Văn phòng tại Toronto (Canada)
Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Lê Thúc Anh, Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam nhấn mạnh tính bức thiết của vấn đề, yêu cầu, mục đích của hội thảo quan trọng này nhằm phác họa thực trạng hạn chế, bất cập trong xử lý kỷ luật luật sư hiện nay, trên cơ sở đó tập trung thảo luận xây dựng hoàn chỉnh Quy chế và quy trình xử lý kỷ luật luật sư thống nhất ban hành, áp dụng trên toàn quốc để đảm bảo cho việc xử lý kỷ luật luật sư trong giai đoạn tới được khách quan, công bằng, chính xác, chấm dứt tình trạng mỗi nơi làm một cách như hiện nay.
Ở Việt Nam hiện có gần 6.000 luật sư đang hành nghề. Riêng ở Thành phố Hồ Chí Minh đã có 3.075 luật sư và hơn 1.200 luật sư tập sự, hoạt động tại gần 900 văn phòng luật sư. Một đội ngũ khá hùng hậu hoạt động trong điều kiện, tính chất nghề nghiệp mang tính độc lập nên rất cần có một quy chế, cơ chế phối hợp quản lý nghề luật sư một cách hữu hiệu.
Hơn 10 báo cáo tổng hợp và hàng chục ý kiến tham luận tại hội thảo cho thấy, trong thời gian qua đội ngũ luật sư ở Việt Nam luôn có ý thức tự giác, gương mẫu chấp hành tôn chỉ, mục đích, các quy định của Luật luật sư, của Liên đoàn luật sư, quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghề nghiệp luật sư, tuy vậy trên thực tế vẫn còn một bộ phận luật sư đã có những hành vi vi phạm pháp luật và các quy định nghề nghiệp.
Việc phát hiện và xử lý kỷ luật luật sư thời gian qua có nhiều tác động tích cực, góp phần phòng ngừa vi phạm, đảm bảo việc tuân thủ pháp luật trong hành nghề luật sư, xây dựng đội ngũ luật sư có phẩm chất chính trị, đạo đức trong sáng, liêm chính góp phần xây dựng Liên đoàn luật sư Việt Nam vững mạnh.
Tuy nhiên, bên cạnh đó thực trạng xử lý luật sư cũng bộc lộ không ít hạn chế như chưa có quy định thống nhất về trình tự thủ tục tiến hành xử lý kỷ luật luật sư và các quy định thống nhất về việc áp dụng các hình thức kỷ luật, dẫn đến việc ở một số đoàn, một số vụ việc còn tuỳ tiện trong quyết định hình thức, thời hiệu xử lý hoặc xoá kỷ luật tạm đình chỉ hoạt động…; người bị xử lý cũng chưa có cơ chế hữu hiệu để tự bảo vệ quyền lợi cho mình.
Trên cơ sở tham khảo các nguyên tắc xử lý kỷ luật đối với cán bộ công chức, các tổ chức đoàn thể khác và tổng quan vấn đề xử lý kỷ luật luật sư của một số quốc gia khác, Hội thảo tập trung đóng góp phạm vi điều chỉnh, nguyên tắc xử lý kỷ luật và trình tự xử lý luật sư; phân loại các hành vi vi phạm quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư; trình tự thủ tục, thẩm quyền, nội dung và hiệu lực quyết định… nhằm đi đến hoàn thiện Quy chế xử lý kỷ luật luật sư.
Ông Gavin MacKenzie, đại diện Đoàn luật sư Canada trong phần chia sẻ kinh nghiệm, quy trình xử lý kỷ luật luật sư tại đất nước Bắc Mỹ này đã nhấn mạnh sự cần thiết phải thực thi đúng đắn chức năng xử lý kỷ luật luật sư nhằm gia tăng và gìn giữ sự tin cậy của công chúng vào nghề luật sư (một ngành nghề độc lập), đồng thời khuyến khích các thành viên đó tuân thủ các tiêu chuẩn đạo đức, chuyên môn để làm tốt nghĩa vụ nghề nghiệp của người luật sư.
Hội thảo cũng nêu ra yêu cầu về việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao số lượng và chất lượng đội ngũ luật sư Việt Nam đủ sức đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp cũng như hội nhập kinh tế quốc tế trong tình hình mới.
Cách đây một tuần, Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã công bố Quy tắc chuẩn mực đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư trước công luận và cộng đồng xã hội để cho toàn thể đội ngũ luật sư Việt Nam ý thức đầy đủ, sâu sắc trách nhiệm, giữ gìn tu dưỡng phẩm chất, tư cách đạo đức của người luật sư khi thực thi nghề nghiệp mang tính độc lập cao. Sau hội thảo này, Liên đoàn Luật sư Việt Nam sẽ tiếp tục Ban hành Quy chế xử lý kỷ luật luật sư. Quy chế bao gồm 7 chương và 35 điều.
Hai nội dung văn bản trên sẽ là công cụ để Liên đoàn Luật sư Việt Nam, các đoàn luật sư các tỉnh, thành thực hiện chế độ tự quản, cũng là phương tiện hành lang pháp lý để nhân dân và cộng đồng giám sát hoạt động nghề nghiệp của luật sư cùng hướng tới phối hợp xây dựng hình ảnh người luật sư Việt Nam trong tương lai vừa hồng vừa chuyên, tôn thờ công lý, phụng sự nhân dân và Tổ quốc ./.
Hơn 120 đại biểu đại diện cho Ban thường vụ Liên đoàn luật sư Việt Nam, Hội đồng luật sư toàn quốc, Đại diện Ủy ban giám sát đạo đức, khen thưởng và kỷ luật luật sư; Đại diện Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Hội luật gia Việt Nam cùng đại diện Ban Chủ nhiệm đoàn Luật sư của 62 tỉnh, thành phố trong cả nước tham dự. Hội thảo đã đón tiếp các vị khách mời là chuyên gia đến từ Canada, Nhật Bản và các luật sư thành viên thuộc Hãng Luật Quốc tế Heenan Blaikie - Văn phòng tại Toronto (Canada)
Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Lê Thúc Anh, Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam nhấn mạnh tính bức thiết của vấn đề, yêu cầu, mục đích của hội thảo quan trọng này nhằm phác họa thực trạng hạn chế, bất cập trong xử lý kỷ luật luật sư hiện nay, trên cơ sở đó tập trung thảo luận xây dựng hoàn chỉnh Quy chế và quy trình xử lý kỷ luật luật sư thống nhất ban hành, áp dụng trên toàn quốc để đảm bảo cho việc xử lý kỷ luật luật sư trong giai đoạn tới được khách quan, công bằng, chính xác, chấm dứt tình trạng mỗi nơi làm một cách như hiện nay.
Ở Việt Nam hiện có gần 6.000 luật sư đang hành nghề. Riêng ở Thành phố Hồ Chí Minh đã có 3.075 luật sư và hơn 1.200 luật sư tập sự, hoạt động tại gần 900 văn phòng luật sư. Một đội ngũ khá hùng hậu hoạt động trong điều kiện, tính chất nghề nghiệp mang tính độc lập nên rất cần có một quy chế, cơ chế phối hợp quản lý nghề luật sư một cách hữu hiệu.
Hơn 10 báo cáo tổng hợp và hàng chục ý kiến tham luận tại hội thảo cho thấy, trong thời gian qua đội ngũ luật sư ở Việt Nam luôn có ý thức tự giác, gương mẫu chấp hành tôn chỉ, mục đích, các quy định của Luật luật sư, của Liên đoàn luật sư, quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghề nghiệp luật sư, tuy vậy trên thực tế vẫn còn một bộ phận luật sư đã có những hành vi vi phạm pháp luật và các quy định nghề nghiệp.
Việc phát hiện và xử lý kỷ luật luật sư thời gian qua có nhiều tác động tích cực, góp phần phòng ngừa vi phạm, đảm bảo việc tuân thủ pháp luật trong hành nghề luật sư, xây dựng đội ngũ luật sư có phẩm chất chính trị, đạo đức trong sáng, liêm chính góp phần xây dựng Liên đoàn luật sư Việt Nam vững mạnh.
Tuy nhiên, bên cạnh đó thực trạng xử lý luật sư cũng bộc lộ không ít hạn chế như chưa có quy định thống nhất về trình tự thủ tục tiến hành xử lý kỷ luật luật sư và các quy định thống nhất về việc áp dụng các hình thức kỷ luật, dẫn đến việc ở một số đoàn, một số vụ việc còn tuỳ tiện trong quyết định hình thức, thời hiệu xử lý hoặc xoá kỷ luật tạm đình chỉ hoạt động…; người bị xử lý cũng chưa có cơ chế hữu hiệu để tự bảo vệ quyền lợi cho mình.
Trên cơ sở tham khảo các nguyên tắc xử lý kỷ luật đối với cán bộ công chức, các tổ chức đoàn thể khác và tổng quan vấn đề xử lý kỷ luật luật sư của một số quốc gia khác, Hội thảo tập trung đóng góp phạm vi điều chỉnh, nguyên tắc xử lý kỷ luật và trình tự xử lý luật sư; phân loại các hành vi vi phạm quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư; trình tự thủ tục, thẩm quyền, nội dung và hiệu lực quyết định… nhằm đi đến hoàn thiện Quy chế xử lý kỷ luật luật sư.
Ông Gavin MacKenzie, đại diện Đoàn luật sư Canada trong phần chia sẻ kinh nghiệm, quy trình xử lý kỷ luật luật sư tại đất nước Bắc Mỹ này đã nhấn mạnh sự cần thiết phải thực thi đúng đắn chức năng xử lý kỷ luật luật sư nhằm gia tăng và gìn giữ sự tin cậy của công chúng vào nghề luật sư (một ngành nghề độc lập), đồng thời khuyến khích các thành viên đó tuân thủ các tiêu chuẩn đạo đức, chuyên môn để làm tốt nghĩa vụ nghề nghiệp của người luật sư.
Hội thảo cũng nêu ra yêu cầu về việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao số lượng và chất lượng đội ngũ luật sư Việt Nam đủ sức đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp cũng như hội nhập kinh tế quốc tế trong tình hình mới.
Cách đây một tuần, Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã công bố Quy tắc chuẩn mực đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư trước công luận và cộng đồng xã hội để cho toàn thể đội ngũ luật sư Việt Nam ý thức đầy đủ, sâu sắc trách nhiệm, giữ gìn tu dưỡng phẩm chất, tư cách đạo đức của người luật sư khi thực thi nghề nghiệp mang tính độc lập cao. Sau hội thảo này, Liên đoàn Luật sư Việt Nam sẽ tiếp tục Ban hành Quy chế xử lý kỷ luật luật sư. Quy chế bao gồm 7 chương và 35 điều.
Hai nội dung văn bản trên sẽ là công cụ để Liên đoàn Luật sư Việt Nam, các đoàn luật sư các tỉnh, thành thực hiện chế độ tự quản, cũng là phương tiện hành lang pháp lý để nhân dân và cộng đồng giám sát hoạt động nghề nghiệp của luật sư cùng hướng tới phối hợp xây dựng hình ảnh người luật sư Việt Nam trong tương lai vừa hồng vừa chuyên, tôn thờ công lý, phụng sự nhân dân và Tổ quốc ./.
Trần Khánh Linh (TTXVN/Vietnam+)