Chiều 28/4, các bác sỹ Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ đã mổ sinh thành công ca thụ tinh nhân tạo trong ống nghiệm, cho ra đời một bé trai nặng 2,9kg.
Đây là ca sinh bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm thứ hai được Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ thực hiện thành công với chi phí trọn gói khoảng 40 triệu đồng.
Bé trai được sinh bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm được đặt tên Phạm Hoàng Long, nặng 2,9kg.
Mẹ của bé, sản phụ Lê Thị Diễm Thy (32 tuổi, ngụ phường Trường Lạc, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ) bị hiếm muộn bảy năm. Theo hồ sơ bệnh viện, tháng 8/2010, chị Thy được các bác sỹ khoa Hiếm muộn Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ điều trị vô sinh bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm. Sau quá trình mang thai được theo dõi và khám định kỳ, em bé đã ra đời hoàn toàn khỏe mạnh.
Bác sỹ Nguyễn Hữu Dự, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ, cho biết, sau gần một năm thành lập, khoa Hiếm muộn của bệnh viện đã tiếp nhận 80 ca đăng ký thụ tinh trong ống nghiệm. Hiện bệnh viện đang tiến hành thụ tinh tám ca và cả tám ca này đều đang chuyển phôi.
Việc một bệnh viện tuyến tỉnh thực hiện thành công thụ tinh nhân tạo đã giúp cho nhiều phụ nữ khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có thêm cơ hội để điều trị hiếm muộn, vô sinh mà không phải mất thời gian, công sức, tiền của lên các bệnh viện tuyến trên.
Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ là bệnh viện đầu tiên ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và là bệnh viện thứ 13 trong cả nước thực hiện điều trị hiếm muộn bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm ./.
Đây là ca sinh bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm thứ hai được Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ thực hiện thành công với chi phí trọn gói khoảng 40 triệu đồng.
Bé trai được sinh bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm được đặt tên Phạm Hoàng Long, nặng 2,9kg.
Mẹ của bé, sản phụ Lê Thị Diễm Thy (32 tuổi, ngụ phường Trường Lạc, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ) bị hiếm muộn bảy năm. Theo hồ sơ bệnh viện, tháng 8/2010, chị Thy được các bác sỹ khoa Hiếm muộn Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ điều trị vô sinh bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm. Sau quá trình mang thai được theo dõi và khám định kỳ, em bé đã ra đời hoàn toàn khỏe mạnh.
Bác sỹ Nguyễn Hữu Dự, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ, cho biết, sau gần một năm thành lập, khoa Hiếm muộn của bệnh viện đã tiếp nhận 80 ca đăng ký thụ tinh trong ống nghiệm. Hiện bệnh viện đang tiến hành thụ tinh tám ca và cả tám ca này đều đang chuyển phôi.
Việc một bệnh viện tuyến tỉnh thực hiện thành công thụ tinh nhân tạo đã giúp cho nhiều phụ nữ khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có thêm cơ hội để điều trị hiếm muộn, vô sinh mà không phải mất thời gian, công sức, tiền của lên các bệnh viện tuyến trên.
Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ là bệnh viện đầu tiên ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và là bệnh viện thứ 13 trong cả nước thực hiện điều trị hiếm muộn bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm ./.
Thanh Sang (TTXVN/Vietnam+)