Nhiều ý kiến cho rằng trong 10 năm tới, cải cách hành chính cần xoáy sâu vào vấn đề ổn định đơn vị hành chính và tổ chức hợp lý bộ máy hành chính các cấp, tạo điều kiện cho cán bộ, công chức yên tâm làm việc.
Tại hội thảo thống nhất kế hoạch và đề cương tổng kết chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2001-2010 và xây dựng chương trình giai đoạn từ 2011-2020, các đại biểu cho rằng chương trình cải cách hành chính Nhà nước tập trung vào các nội dung: cải cách thủ tục hành chính; cải cách tổ chức bộ máy, trong đó có đổi mới cơ chế tài chính cho các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp dịch vụ công; cải cách công vụ, công chức và Chính phủ điện tử.
Cùng với đó là thực hiện cải cách thủ tục hành chính, cải cách chế độ tiền lương, phụ cấp cán bộ, công chức, tiến hành trả lương theo công việc...
Theo nhiều đại biểu, vấn đề kinh phí là một trong những yếu tố quyết định đến hiệu quả hoạt động cải cách hành chính, do vậy, cần phải được thể hiện vào chương trình của 10 năm tới. Ngoài việc các bộ, ngành, địa phương bố trí ngân sách thực hiện cải cách hành chính theo kế hoạch hàng năm, Nhà nước cần có khoản kinh phí cho Chương trình mục tiêu cải cách hành chính, phân bổ theo từng năm cho từng nội dung cụ thể.
Để xây dựng Chương trình cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011-2020 thiết thực, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, các đại biểu thống nhất phải đánh giá đúng mức việc thực hiện nội dung và mục tiêu của chương trình và phân tích những tồn tại, hạn chế, các nguyên nhân chủ quan, khách quan và đưa ra dự báo yêu cầu nội dung giai đoạn tới./.
Tại hội thảo thống nhất kế hoạch và đề cương tổng kết chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2001-2010 và xây dựng chương trình giai đoạn từ 2011-2020, các đại biểu cho rằng chương trình cải cách hành chính Nhà nước tập trung vào các nội dung: cải cách thủ tục hành chính; cải cách tổ chức bộ máy, trong đó có đổi mới cơ chế tài chính cho các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp dịch vụ công; cải cách công vụ, công chức và Chính phủ điện tử.
Cùng với đó là thực hiện cải cách thủ tục hành chính, cải cách chế độ tiền lương, phụ cấp cán bộ, công chức, tiến hành trả lương theo công việc...
Theo nhiều đại biểu, vấn đề kinh phí là một trong những yếu tố quyết định đến hiệu quả hoạt động cải cách hành chính, do vậy, cần phải được thể hiện vào chương trình của 10 năm tới. Ngoài việc các bộ, ngành, địa phương bố trí ngân sách thực hiện cải cách hành chính theo kế hoạch hàng năm, Nhà nước cần có khoản kinh phí cho Chương trình mục tiêu cải cách hành chính, phân bổ theo từng năm cho từng nội dung cụ thể.
Để xây dựng Chương trình cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011-2020 thiết thực, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, các đại biểu thống nhất phải đánh giá đúng mức việc thực hiện nội dung và mục tiêu của chương trình và phân tích những tồn tại, hạn chế, các nguyên nhân chủ quan, khách quan và đưa ra dự báo yêu cầu nội dung giai đoạn tới./.
Chu Thanh Vân (Vietnam+)