Việc tiêm phòng vắcxin là cần thiết trong công tác phòng chống dịch, tuy nhiên về lâu dài, theo quan điểm của Cục Thú y, cần xã hội hóa việc tiêm phòng để gắn trách nhiệm của người chăn nuôi và chia sẻ kinh phí với Nhà nước.
Ông Hoàng Văn Năm, Quyền cục trưởng Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã nhấn mạnh như vậy tại cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm chiều 5/10.
Ông Hoàng Văn Năm cho biết, phạm vi và đối tượng tiêm phòng có thể phân thành ba phương án điều chỉnh: đối tượng tiêm phòng, phạm vi tiêm phòng, cả đối tượng và phạm vi tiêm phòng để công tác phòng chống dịch có hiệu quả.
Dịch tai xanh tại các tỉnh Nam Bộ và Tây Nguyên đang có dấu hiệu chững lại, đã có 327/1443 xã qua 21 ngày không phát sinh lợn mắc bệnh. Tuy nhiên, tại các tỉnh Tiền Giang, Đắk Lắk, Tây Ninh, Kiên Giang, Khánh Hòa, Bình Phước, Hậu Giang, Long An, Cà Mau, Vĩnh Long và Đồng Nai vẫn xuất hiện thêm hộ gia đình có lợn mắc bệnh.
Hiện Tiền Giang là tỉnh có số lợn tiêu hủy do dịch lợn tai xanh cao nhất, tiếp đến là Quảng Nam, Đắk Lắk, Tây Ninh và Bà Rịa Vũng Tàu.
Trong khi dịch tai xanh có dấu hiệu chững lại thì dịch lở mồm long móng lại tái phát tại nhiều địa phương. Đến thời điểm hiện nay, dịch lở mồm long móng đã xuất hiện tại 7 tỉnh gồm Đắk Lắk, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Sơn La, Bình Phước, Long An và Sóc Trăng.
Theo ông Năm, nguy cơ phát tán dịch và lây lan trên diện rộng thời gian tới là rất cao do đàn gia súc đến kỳ tiêm phòng nhắc lại, một số địa phương không quản lý tốt việc vận chuyển gia súc, buôn bán, giết mổ, tiêu thụ…
Trước tình hình dịch, Cục Thú y đã có công văn nhắc nhở các địa phương trong việc phòng chống dịch bệnh gia súc, chú ý công tác vệ sinh môi trường chăn nuôi, đồng thời tiếp tục kiểm tra, đôn đốc công tác phòng chống dịch. Bên cạnh đó, Cục Thú y đang chuẩn bị các thủ tục nhập khẩu vaccine phục vụ công tác tiêm phòng đợt 2 năm 2010./.
Ông Hoàng Văn Năm, Quyền cục trưởng Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã nhấn mạnh như vậy tại cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm chiều 5/10.
Ông Hoàng Văn Năm cho biết, phạm vi và đối tượng tiêm phòng có thể phân thành ba phương án điều chỉnh: đối tượng tiêm phòng, phạm vi tiêm phòng, cả đối tượng và phạm vi tiêm phòng để công tác phòng chống dịch có hiệu quả.
Dịch tai xanh tại các tỉnh Nam Bộ và Tây Nguyên đang có dấu hiệu chững lại, đã có 327/1443 xã qua 21 ngày không phát sinh lợn mắc bệnh. Tuy nhiên, tại các tỉnh Tiền Giang, Đắk Lắk, Tây Ninh, Kiên Giang, Khánh Hòa, Bình Phước, Hậu Giang, Long An, Cà Mau, Vĩnh Long và Đồng Nai vẫn xuất hiện thêm hộ gia đình có lợn mắc bệnh.
Hiện Tiền Giang là tỉnh có số lợn tiêu hủy do dịch lợn tai xanh cao nhất, tiếp đến là Quảng Nam, Đắk Lắk, Tây Ninh và Bà Rịa Vũng Tàu.
Trong khi dịch tai xanh có dấu hiệu chững lại thì dịch lở mồm long móng lại tái phát tại nhiều địa phương. Đến thời điểm hiện nay, dịch lở mồm long móng đã xuất hiện tại 7 tỉnh gồm Đắk Lắk, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Sơn La, Bình Phước, Long An và Sóc Trăng.
Theo ông Năm, nguy cơ phát tán dịch và lây lan trên diện rộng thời gian tới là rất cao do đàn gia súc đến kỳ tiêm phòng nhắc lại, một số địa phương không quản lý tốt việc vận chuyển gia súc, buôn bán, giết mổ, tiêu thụ…
Trước tình hình dịch, Cục Thú y đã có công văn nhắc nhở các địa phương trong việc phòng chống dịch bệnh gia súc, chú ý công tác vệ sinh môi trường chăn nuôi, đồng thời tiếp tục kiểm tra, đôn đốc công tác phòng chống dịch. Bên cạnh đó, Cục Thú y đang chuẩn bị các thủ tục nhập khẩu vaccine phục vụ công tác tiêm phòng đợt 2 năm 2010./.
Thu Hà (TTXVN/Vietnam+)