Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) dự báo Canada sẽ dẫn đầu nhóm 7 nền kinh tế công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G-7) về tăng trưởng trong 50 năm tới.
Trong báo cáo công bố mới đây, OECD dự báo Canada sẽ tiếp tục dẫn đầu các nền kinh tế G-7 về mức tăng trưởng kinh tế trung bình hàng năm, với 2,2%. Canada cũng đứng thứ hai trong số các nước G-7 về thu nhập bình quân đầu người, chỉ sau Nhật Bản.
Thu nhập bình quân đầu người hiện được coi là một thước đo thành công trung thực hơn.
Trong số các nước G-7, đứng sau Canada là Mỹ và Anh, với mức tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trung bình 2,1%. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa rằng Canada sẽ "đánh bại" tất cả các nước công nghiệp.
Australia, New Zealand, Israel và Na Uy, những nước có nền kinh tế chưa đủ lớn để có mặt trong nhóm G-7 song được dự báo có mức tăng trưởng kinh tế trung bình cao hơn của Canada.
Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao của Canada được dự báo một phần dựa trên các kỳ vọng rằng lực lượng lao động của nước này sẽ tiếp tục tăng, mặc dù chậm hơn trong kỷ nguyên những người được sinh ra sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai đến tuổi về hưu.
Dân số của một số quốc gia như Nhật Bản và Đức dự báo sẽ sụt giảm mạnh và đó là lý do khiến thu nhập GDP bình quân đầu người của họ tăng lên.
Matthias Rumpf, người phát ngôn của OECD nhấn mạnh rằng nguyên nhân khiến mức tăng trưởng kinh tế của Canada cao hơn các nước khác là do nước này có dân số trẻ, có nền giáo dục cao và giàu tài nguyên.
Báo cáo trên của OECD cũng dự báo rằng cán cân quyền lực kinh tế toàn cầu sẽ thay đổi mạnh, với việc Trung Quốc sẽ thay Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2016 và kinh tế Ấn Độ sẽ vượt Nhật Bản trong 1-2 năm và về lâu dài sẽ vượt Mỹ.
OECD cho rằng các quốc gia đang nổi và thậm chí cả một số nước công nghiệp như Hy Lạp, Hàn Quốc và Italy có thể cải thiện đáng kể những triển vọng tăng trưởng của họ bằng việc tiến hành những cải cách cơ cấu như tăng sự linh hoạt của các thị trường lao động và thực thi những chính sách tự do hóa thị trường khác./.
Trong báo cáo công bố mới đây, OECD dự báo Canada sẽ tiếp tục dẫn đầu các nền kinh tế G-7 về mức tăng trưởng kinh tế trung bình hàng năm, với 2,2%. Canada cũng đứng thứ hai trong số các nước G-7 về thu nhập bình quân đầu người, chỉ sau Nhật Bản.
Thu nhập bình quân đầu người hiện được coi là một thước đo thành công trung thực hơn.
Trong số các nước G-7, đứng sau Canada là Mỹ và Anh, với mức tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trung bình 2,1%. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa rằng Canada sẽ "đánh bại" tất cả các nước công nghiệp.
Australia, New Zealand, Israel và Na Uy, những nước có nền kinh tế chưa đủ lớn để có mặt trong nhóm G-7 song được dự báo có mức tăng trưởng kinh tế trung bình cao hơn của Canada.
Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao của Canada được dự báo một phần dựa trên các kỳ vọng rằng lực lượng lao động của nước này sẽ tiếp tục tăng, mặc dù chậm hơn trong kỷ nguyên những người được sinh ra sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai đến tuổi về hưu.
Dân số của một số quốc gia như Nhật Bản và Đức dự báo sẽ sụt giảm mạnh và đó là lý do khiến thu nhập GDP bình quân đầu người của họ tăng lên.
Matthias Rumpf, người phát ngôn của OECD nhấn mạnh rằng nguyên nhân khiến mức tăng trưởng kinh tế của Canada cao hơn các nước khác là do nước này có dân số trẻ, có nền giáo dục cao và giàu tài nguyên.
Báo cáo trên của OECD cũng dự báo rằng cán cân quyền lực kinh tế toàn cầu sẽ thay đổi mạnh, với việc Trung Quốc sẽ thay Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2016 và kinh tế Ấn Độ sẽ vượt Nhật Bản trong 1-2 năm và về lâu dài sẽ vượt Mỹ.
OECD cho rằng các quốc gia đang nổi và thậm chí cả một số nước công nghiệp như Hy Lạp, Hàn Quốc và Italy có thể cải thiện đáng kể những triển vọng tăng trưởng của họ bằng việc tiến hành những cải cách cơ cấu như tăng sự linh hoạt của các thị trường lao động và thực thi những chính sách tự do hóa thị trường khác./.
(TTXVN)