Tại hội nghị, Phó cụctrưởng Cục Bảo vệ Thực vật Bùi Sỹ Doanh lo ngại, nếu không diệt trừ tận gốcnguồn bệnh lùn sọc đen hại lúa, vụ mùa miền Bắc sẽ rất nguy hiểm do là vụ kế tiếp ngaysau vụ Đông Xuân.
Theo Cục Bảo vệ Thực vật, tính đến thời điểm này bệnh lùn sọc đen hại lúa đôngxuân đã phát sinh tại 28 tỉnh (từ Khánh Hòa trở ra), với tổng diện tích lúanhiễm bệnh hơn 28.000ha.
Mặc dù thiệt hại không lớn do được phát hiện sớm vàkịp thời nhổ bỏ cây bệnh, nhưng do thời gian giữa hai vụ lúa gối nhau nên rấtthuận lợi cho nguồn rầy mang virus từ vụ lúa đông xuân di trú, truyền bệnh sanglúa Hè Thu, mùa. Các tỉnh phía Nam cũng không loại trừ khả năng bị lây nhiễmlúa sọc đen, hiện tỉnh Thừa Thiên Huế và Khánh Hòa cũng đã xuất hiện bệnh này.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Diệp Kỉnh Tần yêu cầu các địaphương phải quyết liệt hơn trong công tác phòng trừ bệnh lúa sọc đen hại lúa vụ hè thu,mùa 2010.
Để hạn chế mầm bệnh, nông dân cần vệ sinh đồng ruộng, cày ải kỹ càng,diệt lúa chét, gốc rạ; tùy điều kiện cụ thể của từng địa phương để xác định thờigian gieo mạ, chủ động né rầy. Các tỉnh lưu ý bảo vệ cây lúa non, che chắn mạ,không gieo mạ nơi ruộng từng có bệnh, đồng thời xử lý thuốc với hạt giống để hạnchế rầy và tăng sức sống cho mạ.
Trường hợp phát hiện bệnh, ngành bảo vệ thực vật có trách nhiệm hướng dẫn ngườidân phòng trừ bằng cách nhổ bỏ lúa bị bệnh, cấy thay thế, đồng thời giám sátđồng ruộng hàng ngày không để nguồn bệnh lây lan diện rộng./.