Chỉ còn vài ngày nữa là đến kỳ đăng ký tham gia kiểm tra tiếng Hàn cho người lao động có nhu cầu sang Hàn Quốc làm việc. Năm nay, Việt Nam và Hàn Quốc cùng phối hợp thực hiện nhiều biện pháp ngăn chặn "cò mồi" lừa đảo người lao động để kiếm tiền bất chính.
Kỳ kiểm tra tiếng Hàn lần thứ 9 dành cho lao động Việt Nam muốn đi Hàn Quốc làm việc sẽ được tổ chức trong hai ngày 17 và 18/12. Những lao động có nhu cầu sẽ bắt đầu được đăng ký dự thi từ ngày 11 - 14/11/2011. Dự kiến, kỳ kiểm tra tiếng Hàn này sẽ có khoảng 50.000 lao động đăng ký tham gia.
Các chiêu lừa đảo của "cò mồi"
Từ năm 2004 đến hết tháng 9/2011, Việt Nam đã đưa được hơn 63.000 lao động sang Hàn Quốc làm việc. Hàn Quốc là thị trường có thu nhập cao nên rất đông lao động Việt Nam muốn sang Hàn Quốc, đây chính là cơ hội để bọn “cò mồi” lợi dụng.
Các hình thức lừa đảo rất đa dạng, từ khâu đăng ký kiểm tra, chờ đợi kết quả kiểm tra... đến kết quả hồ sơ được lựa chọn, các "cò mồi" đều lợi dụng khe hở để kiếm tiền từ người lao động.
Ngay khi đăng ký tham gia kỳ kiểm tra tiếng Hàn, nhiều lao động đã bị "cò mồi" dụ dỗ nộp lệ phí để được kiểm tra nếu chưa có chứng chỉ tiếng Hàn, chưa có việc làm… Trong khi theo ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Cục trưởng Cục lao động ngoài nước (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) thì những thông tin như có tiền mới thi đỗ hay có tiền mới được đăng ký kiểm tra đều là các chiêu lừa đảo.
Theo ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, việc đăng ký kiểm tra hoàn toàn không giới hạn số lượng, ai cũng có thể đăng ký mà không cần chứng minh là có việc làm hay không có việc làm, biết tiếng Hàn hay không biết tiếng Hàn. Bên cạnh đó, thời gian tiếp nhận hồ sơ sắp tới sẽ kéo dài trong vòng 4 ngày, vì thế tỉnh nào cũng có đủ thời gian để tiếp nhận hồ sơ.
Các "cò mồi" chủ yếu lợi dụng tâm lý nôn nóng, nhẹ dạ cả tin của người lao động để lừa đảo. Các trung tâm môi giới thường dụ dỗ người lao động nộp phí chống trượt và hứa sẽ trả lại tiền cho những lao động không được lựa chọn. Trong khi thực tế, tỷ lệ lao động Việt Nam được lựa chọn thường rất cao, cứ 10 lao động được gửi hồ sơ đi thì sẽ có khoảng 8 lao động được lựa chọn. Như vậy, cứ lừa được 10 người lao động, các trung tâm môi giới đã thu được tiền của 8 lao động.
Bên cạnh đó, trước đây, chỉ cần có số báo danh là người lao động có thể tra cứu được thông tin hồ sơ của mình. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho "cò mồi" lên mạng kiểm tra, nắm bắt được thông tin của những người lao động đã được lựa chọn để dụ dỗ, lừa đảo.
Một số "cò mồi" khác với thủ đoạn tinh vi hơn, họ thuê những người đã học, làm việc ở Hàn Quốc, thậm chí cả các giáo viên tiếng Hàn vào kiểm tra để lấy đáp án và bán cho các đối tượng thi ca sau.
“Không ai có thể tác động đến kết quả”
Đó là lời khẳng định của ông Jung Jin Young, Trưởng đại diện Cơ quan phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc tại Việt Nam. Theo ông Jung Jin Young tất cả đề thi được mang từ Hàn Quốc sang và được bảo mật tuyệt đối. Bài thi của người lao động cũng được mang về Hàn Quốc chấm bằng máy và thông báo kết quả trên website của phía Hàn Quốc. Sau đó, nếu đỗ, hồ sơ của người lao động sẽ được đưa lên mạng và gửi cho giới doanh nghiệp Hàn Quốc lựa chọn.
Toàn bộ quá trình chấm điểm kỳ thi tiếng Hàn đều được kiểm tra nghiêm ngặt và đều do phía Hàn Quốc thực hiện. Ngay cả việc lựa chọn những lao động Việt Nam là do chính những doanh nghiệp Hàn Quốc xem hồ sơ và lựa chọn, Chính phù Hàn Quốc và Việt Nam không gây bất cứ áp lực bắt buộc phải lựa chọn bao nhiêu lao động mà tùy vào nhu cầu của từng doanh nghiệp Hàn Quốc.
Ông Jung Jin Young cho biết, để tránh các đối tượng "cò mồi" truy cập, nắm bắt các thông tin của thí sinh để dụ dỗ lừa đảo, phía Hàn Quốc đã thay đổi cách truy cập vào website của Hàn Quốc. Người lao động muốn vào xem hồ sơ của mình đã được gửi đi thì phải đăng ký tài khoản với các thông tin cá nhân như: số hộ chiếu, tên đăng nhập, mật khẩu… thay vì chỉ cần gõ số báo danh như trước đây.
Các cơ quan chức năng Việt Nam cũng đang tiến hành tuyên truyền, phổ biến đầy đủ các thông tin về việc đi Hàn Quốc làm việc tới người lao động để hạn chế tình trạng các "cò mồi", môi giới lợi dụng kiếm lợi bất chính.
Trước mắt, trong kỳ kiểm tra tiếng Hàn sắp tới, để ngăn chặn gian lận, ban tổ chức sẽ tiến hành kiểm tra và xử phạt nghiêm các hành vi cố tình mang điện thoại di động vào phòng thi.
Ông Phan Văn Minh, Giám đốc Trung tâm Lao động ngoài nước cho biết : “Chúng tôi đã in 100.000 tờ rơi để phát cùng với hồ sơ đăng ký kiểm tra tiếng Hàn. Tờ rơi giới thiệu rõ quy trình, thủ tục tham gia kiểm tra tiếng Hàn cũng như các lưu ý, biện pháp phòng ngừa 'cò mồi', môi giới lợi dụng lừa đảo người lao động.”
Theo ông Phan Văn Minh thì mặc dù các cơ quan chức nâng rất cố gắng tuyên truyền, phổ biến rộng rãi thông tin nhưng do tâm lý người lao động nhẹ dạ cả tin, lại nôn nóng sau khi hồ sơ được đưa lên mạng, muốn nhanh chóng được người sử dụng lao động lựa chọn nên rất dễ bị các đối tượng xấu lừa đảo.
Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh cũng cho biết thêm: Việc lao động nào được sang Hàn Quốc là do các doanh nghiệp Hàn Quốc lựa chọn tùy vào nhu cầu từng thời điểm, sẽ có những người lao động có hồ sơ dự tuyển được gửi đi hơn 1 năm nhưng vẫn chưa được doanh nghiệp Hàn Quốc lựa chọn nhưng vẫn có trong danh sách các ứng viên lao động, người lao động nên kiên nhẫn chờ đợi, không nôn nóng, tạo điều kiện cho "cò mồi" lợi dụng lừa đảo./.
Kỳ kiểm tra tiếng Hàn lần thứ 9 dành cho lao động Việt Nam muốn đi Hàn Quốc làm việc sẽ được tổ chức trong hai ngày 17 và 18/12. Những lao động có nhu cầu sẽ bắt đầu được đăng ký dự thi từ ngày 11 - 14/11/2011. Dự kiến, kỳ kiểm tra tiếng Hàn này sẽ có khoảng 50.000 lao động đăng ký tham gia.
Các chiêu lừa đảo của "cò mồi"
Từ năm 2004 đến hết tháng 9/2011, Việt Nam đã đưa được hơn 63.000 lao động sang Hàn Quốc làm việc. Hàn Quốc là thị trường có thu nhập cao nên rất đông lao động Việt Nam muốn sang Hàn Quốc, đây chính là cơ hội để bọn “cò mồi” lợi dụng.
Các hình thức lừa đảo rất đa dạng, từ khâu đăng ký kiểm tra, chờ đợi kết quả kiểm tra... đến kết quả hồ sơ được lựa chọn, các "cò mồi" đều lợi dụng khe hở để kiếm tiền từ người lao động.
Ngay khi đăng ký tham gia kỳ kiểm tra tiếng Hàn, nhiều lao động đã bị "cò mồi" dụ dỗ nộp lệ phí để được kiểm tra nếu chưa có chứng chỉ tiếng Hàn, chưa có việc làm… Trong khi theo ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Cục trưởng Cục lao động ngoài nước (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) thì những thông tin như có tiền mới thi đỗ hay có tiền mới được đăng ký kiểm tra đều là các chiêu lừa đảo.
Theo ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, việc đăng ký kiểm tra hoàn toàn không giới hạn số lượng, ai cũng có thể đăng ký mà không cần chứng minh là có việc làm hay không có việc làm, biết tiếng Hàn hay không biết tiếng Hàn. Bên cạnh đó, thời gian tiếp nhận hồ sơ sắp tới sẽ kéo dài trong vòng 4 ngày, vì thế tỉnh nào cũng có đủ thời gian để tiếp nhận hồ sơ.
Các "cò mồi" chủ yếu lợi dụng tâm lý nôn nóng, nhẹ dạ cả tin của người lao động để lừa đảo. Các trung tâm môi giới thường dụ dỗ người lao động nộp phí chống trượt và hứa sẽ trả lại tiền cho những lao động không được lựa chọn. Trong khi thực tế, tỷ lệ lao động Việt Nam được lựa chọn thường rất cao, cứ 10 lao động được gửi hồ sơ đi thì sẽ có khoảng 8 lao động được lựa chọn. Như vậy, cứ lừa được 10 người lao động, các trung tâm môi giới đã thu được tiền của 8 lao động.
Bên cạnh đó, trước đây, chỉ cần có số báo danh là người lao động có thể tra cứu được thông tin hồ sơ của mình. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho "cò mồi" lên mạng kiểm tra, nắm bắt được thông tin của những người lao động đã được lựa chọn để dụ dỗ, lừa đảo.
Một số "cò mồi" khác với thủ đoạn tinh vi hơn, họ thuê những người đã học, làm việc ở Hàn Quốc, thậm chí cả các giáo viên tiếng Hàn vào kiểm tra để lấy đáp án và bán cho các đối tượng thi ca sau.
“Không ai có thể tác động đến kết quả”
Đó là lời khẳng định của ông Jung Jin Young, Trưởng đại diện Cơ quan phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc tại Việt Nam. Theo ông Jung Jin Young tất cả đề thi được mang từ Hàn Quốc sang và được bảo mật tuyệt đối. Bài thi của người lao động cũng được mang về Hàn Quốc chấm bằng máy và thông báo kết quả trên website của phía Hàn Quốc. Sau đó, nếu đỗ, hồ sơ của người lao động sẽ được đưa lên mạng và gửi cho giới doanh nghiệp Hàn Quốc lựa chọn.
Toàn bộ quá trình chấm điểm kỳ thi tiếng Hàn đều được kiểm tra nghiêm ngặt và đều do phía Hàn Quốc thực hiện. Ngay cả việc lựa chọn những lao động Việt Nam là do chính những doanh nghiệp Hàn Quốc xem hồ sơ và lựa chọn, Chính phù Hàn Quốc và Việt Nam không gây bất cứ áp lực bắt buộc phải lựa chọn bao nhiêu lao động mà tùy vào nhu cầu của từng doanh nghiệp Hàn Quốc.
Ông Jung Jin Young cho biết, để tránh các đối tượng "cò mồi" truy cập, nắm bắt các thông tin của thí sinh để dụ dỗ lừa đảo, phía Hàn Quốc đã thay đổi cách truy cập vào website của Hàn Quốc. Người lao động muốn vào xem hồ sơ của mình đã được gửi đi thì phải đăng ký tài khoản với các thông tin cá nhân như: số hộ chiếu, tên đăng nhập, mật khẩu… thay vì chỉ cần gõ số báo danh như trước đây.
Các cơ quan chức năng Việt Nam cũng đang tiến hành tuyên truyền, phổ biến đầy đủ các thông tin về việc đi Hàn Quốc làm việc tới người lao động để hạn chế tình trạng các "cò mồi", môi giới lợi dụng kiếm lợi bất chính.
Trước mắt, trong kỳ kiểm tra tiếng Hàn sắp tới, để ngăn chặn gian lận, ban tổ chức sẽ tiến hành kiểm tra và xử phạt nghiêm các hành vi cố tình mang điện thoại di động vào phòng thi.
Ông Phan Văn Minh, Giám đốc Trung tâm Lao động ngoài nước cho biết : “Chúng tôi đã in 100.000 tờ rơi để phát cùng với hồ sơ đăng ký kiểm tra tiếng Hàn. Tờ rơi giới thiệu rõ quy trình, thủ tục tham gia kiểm tra tiếng Hàn cũng như các lưu ý, biện pháp phòng ngừa 'cò mồi', môi giới lợi dụng lừa đảo người lao động.”
Theo ông Phan Văn Minh thì mặc dù các cơ quan chức nâng rất cố gắng tuyên truyền, phổ biến rộng rãi thông tin nhưng do tâm lý người lao động nhẹ dạ cả tin, lại nôn nóng sau khi hồ sơ được đưa lên mạng, muốn nhanh chóng được người sử dụng lao động lựa chọn nên rất dễ bị các đối tượng xấu lừa đảo.
Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh cũng cho biết thêm: Việc lao động nào được sang Hàn Quốc là do các doanh nghiệp Hàn Quốc lựa chọn tùy vào nhu cầu từng thời điểm, sẽ có những người lao động có hồ sơ dự tuyển được gửi đi hơn 1 năm nhưng vẫn chưa được doanh nghiệp Hàn Quốc lựa chọn nhưng vẫn có trong danh sách các ứng viên lao động, người lao động nên kiên nhẫn chờ đợi, không nôn nóng, tạo điều kiện cho "cò mồi" lợi dụng lừa đảo./.
Hồng Kiều (Vietnam+)