Trong một tuyên bố trên truyền hình, người phát ngôn Bộ Nội vụ Ai Cập HanyAbdel Latif cho biết việc sử dụng đạn thật nhằm đối phó với lời kêu gọi biểutình của các thủ lĩnh tổ chức Anh em Hồi giáo (MB) hiện đang bị truy nã, nhất làkhi tất cả các cuộc biểu tình trước đó của phong trào này đều diễn ra một cáchbạo lực với các "hành vi gây hỗn loạn và phá hoại."
Ông Latif nhấn mạnh rằng người dân nhận thức được các âm mưu gây bất ổn xãhội và sẽ đoàn kết để đạt được các mục tiêu của "cuộc cách mạng" ngày 30/6 vừaqua.
Tuyên bố cứng rắn trên được đưa ra ngay trước thời điểm các cuộc biểu tìnhcủa những người ủng hộ Tổng thống bị phế truất Mohamed Morsi dự kiến diễn ratrên khắp cả nước sau lễ cầu nguyện buổi trưa ngày 30/8. Cuộc biểu dương lựclượng này được tổ chức theo lời kêu gọi của Liên minh Quốc gia Ủng hộ tính hợppháp (NASL) - lực lượng do MB dẫn đầu và quy tụ 33 chính đảng và phong trào Hồigiáo - nhằm gây áp lực đòi phục chức cho ông Morsi.
Song song với đó, liên minh này cho biết sẽ phát động một "chiến dịch bấttuân dân sự hòa bình" kể từ ngày 30/8 dưới các hình thức kêu gọi người dân khôngxem các kênh truyền hình của "chế độ cũ," không đóng thuế cho "chính phủ giếtngười," không mua hàng của các công ty ủng hộ chính phủ lâm thời được quân độibảo trợ. Cũng trong ngày 29/8, MB đã ra tuyên bố kêu gọi cảnh sát chống lệnh"giết người."
Trước đó, kế hoạch biểu tình của NASL vào ngày 23/8 vừa qua đã thất bại khichỉ thu hút được vài nghìn người tham gia trên khắp cả nước, thấp hơn nhiều sovới con số hàng chục đến hàng trăm nghìn người trong các cuộc biểu tình diễn ratrước ngày 14/8 vừa qua, thời điểm cảnh sát dùng vũ lực giải tán hai khu lántrại của những người ủng hộ ông Morsi tại Cairo và tỉnh Giza kế bên. Do vậy,cuộc biểu tình ngày 30/8 được xem là một phép thử quan trọng đối với khả năngcủa phe Hồi giáo, trong bối cảnh hàng loạt thủ lĩnh cấp cao bị bắt giam hoặcđang bị truy nã.
Một số nhà phân tích cho rằng phe Hồi giáo có thể sẽ tìm cách gây hỗn loạnnhằm buộc chính quyền lâm thời phải nhượng bộ trong các cuộc đàm phán đang đượcxúc tiến.
Tuy nhiên, trong một động thái cho thấy sự rạn nứt bên trong phe Hồi giáo,nhóm "MB không bạo lực" vừa được thành lập với thành phần gồm các thành viên trẻcủa MB lại kêu gọi hủy bỏ tất cả các hình thức phản kháng trên. Trong một tuyênbố, nhóm này bày tỏ hối tiếc cho những người dân đã đổ máu vì chính sách kíchđộng bạo lực của các thủ lĩnh MB, đồng thời chỉ trích các nhà lãnh đạo cấp caocủa phong trào này đã từ bỏ các nguyên tắc khoan dung của đạo Hồi và thay vào đólà các khái niệm cực đoan.
Trong một diễn biến liên quan, NASL kêu gọi người dân biểu tình hòa bìnhtrong ngày 30/8, đồng thời lên án các hành vi bạo lực, mang vũ khí và tấn côngcác nhà thờ của người Cơ Đốc giáo, đồn cảnh sát, tài sản công cộng và tư nhân,cũng như các vụ tấn công nhằm vào lực lượng cảnh sát và quân đội ở Bán đảoSinai.
Phát biểu tại một cuộc họp báo vào ngày 29/8 vừa qua, các nhà lãnh đạo củalực lượng này cũng cáo buộc rằng những người trung thành với cựu Tổng thốngHosni Mubarak và liên minh Do Thái - Hoa Kỳ đã "đánh cắp" cuộc cách mạng ngày25/1/2011, đồng thời kêu gọi các thẩm phán công tố viên phóng thích tất cả nhữngngười ủng hộ ông Morsi, chấm dứt việc bắt giữ và dựng lên các cáo buộc chống lạinhững người phản đối "cuộc đảo chính".
Cũng trong ngày 29/8, hãng thông tấn chính thức MENA của Ai Cập cho biết cảnhsát nước này đã bắt giữ Mohamed al-Beltagi, một thành viên cấp cao của MB bị cơquan công tố ra lệnh truy nã với các cáo buộc kích động bạo lực, tấn công các sỹquan cảnh sát và sát hại những người biểu tình hòa bình.
Mới đây, trong một đoạn video phát trên kênh truyền hình Al Jazeera, Beltagiđã lên tiếng hối thúc người dân Ai Cập tham gia các cuộc biểu tình, tuần hànhchống lại quân đội vào ngày 30/8. Cùng ngày, nhà chức trách đã bắt giữ Khaledal-Azhary, cựu Bộ trưởng Nhân lực và Nhập cư, đồng thời là một thủ lĩnh cấp caocủa MB, cũng như 28 người khác trên khắp cả nước. Trong khi đó, Văn phòng côngtố Bắc Cairo cũng gia hạn lệnh tạm giam thêm 15 ngày đối với 97 người ủng hộ ôngMorsi bị cáo buộc liên quan đến các hành vi bạo lực tại quảng trường Ramsis cáchđây gần 2 tuần.
Trong một diễn biến khác, giới chức Ai Cập đã ra lệnh đóng cửa kênh truyềnhình "Al Jazeera Mubasher Misr," một chi nhánh của hãng truyền hình Al Jazeera(Qatar) với lý do hoạt động thiếu giấy phép, lan truyền những điều "dối trá" vàtin đồn gây tổn hại đến an ninh quốc gia.
Trước đó, hôm 15/8, Nội các lâm thời Ai Cập đã yêu cầu Bộ Thông tin - Viễnthông và Bộ Đầu tư xem xét tình trạng pháp lý của kênh truyền hình này. Kể từkhi văn phòng tại Cairo bị đóng cửa hôm 3/7, kênh truyền hình này vẫn tiếp tụcphát sóng từ Qatar và liên tục đưa tin về các cuộc biểu tình ủng hộ ông Morsi.
Cùng ngày, Tổng công tố Hesham Barakat đã ra lệnh ngừng hoạt động đối với Cơquan công tố bảo vệ cách mạng, một cơ quan do Tổng thống bị phế truất MohamedMorsi thành lập vào cuối năm 2012 nhằm tiến hành điều tra các vụ việc diễn ra kểtừ ngày 25/1/2011 đến khi ông này nhậm chức vào cuối tháng 6/2012. Theo mộtnguồn tin tư pháp, hiện ông Barakat đang xem xét giải thể cơ quan này./.